Rau cần tây
Cần tây giúp hạ huyết áp hiệu quả
Cần tây có vị ngọt đắng, tính mát, nhiều vitamin P giúp giảm rõ rệt các triệu chứng của huyết áp cao thứ phát. Rau cần tây chứa sắt, canxi, phốtpho, protid, acid amin tự do, tinh dầu, inositol, mannitol, vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, tăng tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não. Trong cần tây có chứa chất hóa học apigenin giúp phòng ngừa chứng huyết áp cao và giúp giãn nở mạch. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rau cần tây có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt, thời gian duy trì tùy theo liều lượng phổ biến hay ít và trên từng đối tượng.
Rau diếp
Đông y đã chứng minh rau diếp có lợi cho ngũ tạng, lợi tiểu, thông kinh mạch, rất tốt cho người huyết áp cao. Lượng kali có trong rau diếp nhiều gấp 27 lần lượng natri. Tỷ lệ “vàng” này hết sức có lợi cho sự cân bằng nước và cải thiện tính đàn hồi của người tăng huyết áp.
Rau rút
Rau rút rất tốt cho bệnh nhân huyết áp cao
Rau rút chứa nhiều chất polysacarid giúp người huyết áp cao ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch và ung thư.
Rau cải cúc
Rau cải cúc giàu chất kiềm không chỉ có tác dụng giúp hạ huyết áp mà còn rất bổ não và giảm lượng cholesterol. Do đó, bệnh nhân huyết áp cao nên bổ sung rau cải cúc trong thực đơn hàng ngày nhằm giúp hạ huyết áp hiệu quả.
Mộc nhĩ
Giống như rau diếp, mộc nhĩ chứa nhiều kali có tác dụng giúp bổ huyết, hoạt huyết. Bên cạnh đó, Glucoxit purin còn giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu do huyết áp cao gây ra. Chất keo có trong mộc nhĩ cũng giúp hút hết chất cặn trong cơ thể để thải ra ngoài theo đường tiêu hóa.
Rau cải thìa
Tính ngọt và mát của rau cải thìa giúp hỗ trợ điều trị huyết áp cao và ngăn ngừa những biến chứng về tim mạch.
Hành tây
Hành tây giúp ổn định huyết áp
Hành tây có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm tan bớt các búi tắc mạch máu não và bổ sung một lượng lớn canxi vào máu giúp hạ huyết áp nhanh hơn. Đồng thời, nhiều chất trong hành tây còn được chứng minh có thể làm giảm sức cản của huyết quản ngoại biên và động mạch vành tim để ổn định huyết áp.
Nấm hương
Nấm hương và những loại nấm khác nói chung rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt với người bệnh huyết áp cao có triệu chứng xơ vữa động mạch, thừa mỡ trong máu thì ăn nấm hương hằng ngày cực kỳ có lợi.
Cà tím
Lượng vitamin E và P trong cà tím giúp bạn tăng sức đề kháng của vi mạch huyết quản, chống xuất huyết và ngăn ngừa hiện tượng hở van tim.
Cà chua
Chất xeton trong cà chua giúp ngăn ngừa biến chứng xuất huyết đáy mắt và ngăn ngừa ung thư.
Tuy các thực phẩm này có khả năng giúp hạ huyết áp hiệu quả song cần một thời gian dài mới mang lại hiệu quả rõ ràng. Do đó, đối với các bệnh nhân huyết áp cao nghiêm trọng, các thực phẩm này không thể thay thế các bài thuốc trị cao huyết áp.
Người già thường có sức đề kháng kém hơn. Do đó, các thảo dược Đông y giúp ngăn ngừa từ gốc nguyên nhân gây huyết áp cao sẽ phù hợp hơn với nhóm bệnh nhân này. Một số thảo dược giúp điều trị huyết áp cao hiệu quả đã được ứng dụng nhiều năm như: Địa Long, Nattokinase, Hòe Hoa, Huyền sâm, Câu đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm…
Trong đó, Địa Long giúp làm tan cục máu đông hiệu quả. Nattokinase là một enzym có khả năng kích thích cơ thể sản sinh plasmin để ngăn chặn các liên kết tạo thành cục máu đông. Hoè Hoa giúp làm tăng độ bền thành mạch, ngăn ngừa nguy cơ nứt vỡ dẫn đến các tai biến nguy hiểm.
Huyết áp cao là một căn bệnh nguy hiểm, song bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh nếu sử dụng đúng biện pháp. Bạn nên thường xuyên theo dõi huyết áp và kiểm tra sức khỏe định kì để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh