Vì sao tăng huyết áp lại dẫn tới suy thận?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tăng huyết áp gây suy thận và ngược lại, khi chức năng của thận bị suy yếu cũng làm huyết áp tăng cao. Lý giải về vấn đề này, các chuyên gia cho biết, huyết áp tăng cao và kéo dài sẽ làm tổn thương và phá hủy các mạch máu trong cơ thể, làm giảm lượng máu cung cấp đến thận. Hơn nữa, huyết áp tăng cao khiến các mạch máu tại thận phải chịu áp lực lớn, phá hủy bộ lọc ở cầu thận, khiến thận không thể loại bỏ những chất cặn bã độc hại cũng như lượng nước dư thừa ra ngoài.
Mặt khác, một khi các chức năng của thận bị suy yếu sẽ làm cho thể tích máu trong lòng mạch tăng, từ đó lại làm huyết áp tăng cao, tạo thành một vòng bệnh lý luẩn quẩn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
3 quy tắc giúp người cao huyết áp cả đời không lo suy thận
-
Giảm lượng muối hấp thụ trong 1 ngày
Khi cơ thể hấp thu quá nhiều muối, hàm lượng natri trong máu tăng cao, làm gia tăng áp lực thẩm thấu và kéo nước vào trong lòng mạch máu. Điều này khiến cho thể tích máu tăng lên, tăng áp lực lên thành mạch. Từ đó, gây tăng huyết áp.
Ngoài ra, thận có chức năng loại bỏ lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể. Hàm lượng natri trong cơ thể cao cũng gây áp lực lớn cho quá trình đào thải này và làm suy giảm chức năng của thận.
Các chuyên gia khuyên cáo, người huyết áp cao nên sử dụng dưới 5g muối/ ngày (Tương đương với: 1 thìa café đầy =1,5 thìa café bột canh = 2 thìa café hạt nêm = 2,5 thìa café nước mắm = 3,5 thìa café xì dầu).
Đặc biệt lưu ý, nhiều người cho rằng cứ ăn mặn sau đó uống nhiều nước để hòa loãng lượng muối ra là được. Thực tế, việc uống nước không làm giảm lượng natri trong cơ thể mà chỉ bù đắp nước cho các tế bào bị mất nước.
-
Tập thể dục đều đặn
Các hoạt động thể lực làm cho động mạch mềm mại, đàn hồi và dẻo dai hơn; làm cho các tĩnh mạch đưa máu về tim nhanh chóng và đều đặn hơn, đẩy máu nhiều hơn đến các cơ quan quan trọng như não, phổi, thận, gan. Từ đó làm giảm áp lực lên thành mạch, hạ huyết áp và duy trì ổn định huyết áp.
Người huyết áp cao có thể lựa chọn một số môn tập như đi bộ, đạp xe, chạy bộ, bơi lội, yoga, thái cực quyền… và duy trì luyện tập đều đặn 30 phút/ ngày. Buổi sáng: từ 7h – 7h30 hoặc buổi chiều: từ 16h30 – 17h.
-
Kiểm soát huyết áp ổn định <140/90mmHg
Đây là quy tắc quan trọng nhất trong điều trị cao huyết áp và phòng ngừa biến chứng thận ở người bệnh.
Để kiểm soát huyết áp, người bệnh cần duy trì uống thuốc đúng liều, đủ liều và liên tục. Đo huyết áp hàng ngày, ghi vào sổ để theo dõi và có phương án điều chỉnh kịp thời.
Các chuyên gia y tế khuyên người bệnh, để duy trì và kiểm soát huyết áp ổn định <140/90mmHg thì nên dùng đông tây y kết hợp nhằm phát huy thế mạnh, bổ trợ cho nhau và hạn chế đi tác dụng phụ của thuốc tây độc lên gan thận.
Ví dụ, TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược là sự kết hợp hài hòa của các thành phần: Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa và bài “Giáng Áp Hợp Tễ”.
Địa long với enzyme Fibrinolytic giúp thủy phân mạnh mẽ, làm đứt các sợi huyết Fibrin – tác nhân chính hình thành nên cục máu đông. Khi kết hợp với Nattokinase – nhân đôi hiệu quả phá tan cục máu đông, phòng chống huyết khối trong lòng mạch. Nhờ thế, giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. Hòe hoa chứa hàm lượng rutin cao từ 6 – 30%, giúp làm tăng độ bền thành mạch, ngăn ngừa nguy cơ nứt vỡ dẫn đến các tai biến nguy hiểm.
Đặc biệt, bài Giáng áp hợp tễ nổi tiếng trong điều trị cao huyết áp được ghi trong cuốn “Thiên gia diệu phương”, có tác dụng hạ huyết áp, điều hòa và phục hồi chức năng các tạng Can, Thận, Tâm. Từ đó giúp huyết áp được điều hòa, ổn định không lên xuống thất thường, phòng ngừa các biến chứng của bệnh cao huyết áp, trong đó có biến chứng thận.
Với sự kết hợp tối ưu đó, 11 năm qua, TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân đã là người bạn đồng hành tin cậy của hàng triệu người bệnh cao huyết áp.
Mới đây, TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân đã được trao giải “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng”. Đây là giải thưởng thường niên của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, nhằm tôn vinh các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, sản phẩm làm đẹp có chất lượng cao, an toàn và hiệu quả phục vụ chăm sóc, bảo vệ, tăng cường sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu nguy cơ bệnh tật.
Bên cạnh đó, giải thưởng còn biểu dương, khuyến khích việc cải thiện chất lượng, an toàn và tính hiệu quả của các sản phẩm. Đồng thời giải thưởng cũng nhằm vinh doanh các doanh nghiệp hoạt động tuân thủ đúng pháp luật. Việc xét giải dựa trên 12 tiêu chí.
Bảo bối không thể thiếu cho người cao huyết áp khi dịch bùng phát
Theo khảo sát được Viện Y tế quốc gia Ý tiến hành đối với khoảng 18% tổng số hơn 3.000 ca tử vong tại Ý vì COVID-19 cho thấy, 76% trường hợp tử vong có tiền sử bệnh lý cao huyết áp. Nguyên nhân là người cao huyết áp có hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng yếu, cơ thể không đủ sức chống chọi với bệnh tật nên khi mắc Covid – 19 thì bệnh thường chuyển biến rất nặng, khó điều trị. Ngoài ra, cao huyết áp lâu năm thường đi kèm với các bệnh lý nguy hiểm như Tim mạch, tai biến, suy thận, men gan cao… Khi cơ thể bị virus lạ tấn công, cơ thể sẽ phải chống chọi với virus lạ, gây khó khăn cho quá trình điều trị cao huyết áp và các bệnh lý đi kèm. Tạo thành một vòng bệnh lý luẩn quẩn.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, người bệnh cần lưu ý, quan trọng nhất trong thời gian này là hạ và ổn định huyết áp ở ngưỡng an toàn, ngăn ngừa các biến chứng bệnh:
1. Nghiêm túc tuân thủ liệu pháp điều trị theo bác sĩ chỉ định:
– Uống thuốc đúng giờ – đúng liều – đủ liều, không tự ý dừng thuốc hay tăng liều khi chưa có chỉ định của bác sĩ
– Chú ý chế độ ăn uống hợp lý, không kiêng khem quá để cung cấp đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng cho các hoạt động sống của cơ thể. Đặc biệt cần duy trì các bài luyện tập tại nhà, 30p mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, tăng đề kháng.
– Theo dõi huyết áp thường xuyên và Đặt mục tiêu kiểm soát huyết áp tốt hơn, về mức bình thường theo độ tuổi như bảng dưới:
2. Dự trù thuốc điều trị tại nhà
Theo khuyến cáo của Thủ tướng chính phủ, mọi người cần hạn chế ra ngoài, đặc biệt người trên 60t và bệnh lý nền – đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao và khả năng phục hồi chậm. Bộ Y tế cũng đã có văn bản 1445/BYT-KCB chỉ đạo về việc kê đơn, dự trữ thuốc điều trị trong thời gian phòng chống dịch Covid cho các đối tượng người cao tuổi, người có các bệnh lý mạn tính trong thời gian là 3 tháng điều trị. Cao huyết áp là bệnh mạn tính, huyết áp tăng cao, không ổn định làm tăng nguy cơ biến chứng và nguy cơ tử vong khi nhiễm virus. Việc điều trị là không thể dừng được. Do đó, người bệnh cần chủ động dự trữ thuốc tại nhà ngay, phòng ngừa các rủi ro không mong muốn xảy ra.
3. Sử dụng và dự trữ thêm Hạ Áp Ích Nhân để kiểm soát chỉ số huyết áp ở mức an toàn
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên – Chủ tịch hội Y học các nước Đông Nam Á – Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam – Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: “Hiện nay, đối với bệnh cao huyết áp và một số bệnh mạn tính, Bộ y tế cũng đã khuyến khích điều trị theo hướng Đông Tây y kết hợp để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh”. Do đó, việc sử dụng kết hợp Tây y với Hạ Áp Ích Nhân sẽ giúp hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp tốt hơn, phòng ngừa tai biến, nâng cao hiệu quả điều trị.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Tùy mức độ và triệu chứng mỗi người mà hiệu quả nhanh chậm khác nhau.
|