Nước trà xanh
Nước trà xanh (một số nơi gọi là chè tươi) có nhiều công dụng, trong đó, hiệu quả nhất là hạ huyết áp và duy trì huyết áp ổn định. Sử dụng trà xanh hạ huyết áp là việc đơn giản ai cũng có thể thực hiện được hằng ngày. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, trà xanh có thể khiến giảm nguy cơ huyết áp cao đến 65%.
Trà xanh có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả
Bên cạnh công dụng chính là hạ huyết áp, trà xanh còn có nhiều công dụng khác nhau như:
Chống cảm cúm: Lượng vitamin C trong nước trà giúp nâng cao sức đề kháng, vitamin nhóm B trợ giúp cho công đoạn trao đổi cacbon hydrat.
Cải thiện trí nhớ, chống lão hóa: Nếu chăm chỉ uống nước trà xanh hằng ngày bạn sẽ có trí nhớ và làn da tốt hơn.
Ngăn ngừa ung thư: Chất catechin trong trà xanh giúp chống phóng xạ, diệt khuẩn, diệt virut gây bệnh.
Trị mụn: Trong thành phần của một số loại mỹ phẩm có chứa trà xanh, lý do là bởi trà xanh giúp làm sáng da và trị mụn hiệu quả.
Giảm đường huyết: Trà xanh chứa nhiều polysaccarides có tác dụng giảm lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên uống trà lúc đói bụng, khi trà còn quá nóng hay quá lạnh. Trà pha lại nhiều lần hay để qua đêm cũng sẽ giảm tác dụng, thậm chí có thể chuyển hóa thành nhiều chất độc hại mà bạn không nên sử dụng.
Nước ép rau má
Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh rau má có tác dụng cực kỳ tốt trong việc giúp cơ thể ức chế căng thẳng – nguyên nhân chính dẫn đến huyết áp cao. Nguyên nhân bởi chất asiaticoside trong rau má có tác dụng nâng cao khả năng bảo vệ những tế bào thần kinh khỏi tác động của các độc tố beta-amyloid gây stress.
Nước ép rau má rất tốt cho bệnh nhân huyết áp cao
Đối với bệnh nhân huyết áp cao, những hoạt chất có trong rau má sẽ giúp người bệnh cải thiện vi tuần hoàn ở các mao mạch, tĩnh mạch, tạo lớp bảo vệ thành mạch và nâng cao tính đàn hồi của mạch máu, từ đó giúp hạ huyết áp và giảm thiểu những ảnh hưởng do huyết áp cao gây ra.
Bạn có thể phơi khô rau má để dùng dần
Bạn có thể dùng rau má ép lấy nước uống hàng ngày. Tuy nhiên, trường hợp bạn không tiện kiếm những nguyên liệu tươi thì có thể đem phơi khô để sắc uống dần cũng cho hiệu quả tương đương.
Không chỉ có tác dụng hạ huyết áp, rau má còn giúp vết thương nhanh lành cũng như giúp an thần, giảm lo lắng, căng thẳng cho người bệnh. Tuy nhiên lúc dùng thảo dược này người bệnh cũng phải lưu ý:
– Thận trọng nếu đang dùng những loại thuốc có chất gây buồn ngủ hay thuốc chống co giật.
– Không sử dụng đối với bệnh nhân đang mang thai vì có thể dẫn đến nguy cơ xảy thai.
– Những người đang bị tiểu đường không lạm dụng rau má bởi nó có thể làm lượng đường trong máu tăng lên. Trường hợp đang dùng thuốc tiểu đường mà sử dụng rau má có thể khiến giảm hiệu quả của insulin.
Nước trà xanh và nước ép rau má không chỉ có tác dụng hạ huyết áp mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Song, hai loại thức uống này cần một thời gian dài mới mang lại hiệu quả. Do đó, đối với các bệnh nhân huyết áp cao nghiêm trọng, cần hạ huyết áp nhanh chóng, hai loại thức uống này không thể thay thế các phương thuốc trị huyết áp.
Với ưu điểm ngăn ngừa từ gốc nguyên nhân gây bệnh, giúp hạ huyết áp từ từ và ổn định, các vị thuốc Đông y ngày càng được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin dùng. Một số thảo dược giúp hạ huyết áp hiệu quả như: Địa Long, Hòe Hoa, Nattokinase, Huyền sâm, Câu đằng, Hạ khô thảo…
Trong đó, Địa Long giúp làm tan cục máu đông hiệu quả. Nattokinase là một enzym có khả năng kích thích cơ thể sản sinh plasmin để ngăn chặn các liên kết tạo thành cục máu đông. Hoè Hoa giúp làm tăng độ bền thành mạch, ngăn ngừa nguy cơ nứt vỡ dẫn đến các tai biến nguy hiểm.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.