>> Bệnh cao huyết áp nên ăn gì, tránh gì?
Không ăn quá mặn
Trong muối chứa nhiều natri, là thành phần gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp. Người bệnh cao huyết áp được khuyến cáo nên ăn dưới 5gr muối mỗi ngày, hạn chế một cách tối đa có thể. Không chỉ muối, đó còn là mắm, bột canh…
Hạn chế ăn quá mặn sẽ tốt cho huyết áp
Tại Việt Nam, các khảo sát cho thấy tỉ lệ người bị cao huyết áp ở các vùng ven biển cao hơn hẳn ở vùng đồng bằng và núi cao, điều đó chứng tỏ mối liên quan giữa thói quen ăn mặn với huyết áp. Tuy nhiên việc thay đổi khẩu vị ăn uống không phải dễ, nếu cảm thấy ăn nhạt có phần giảm khẩu vị và khiến bạn kén ăn hơn thì nên giảm dần dần để thích nghi mà không ảnh hưởng đến dinh dưỡng nạp vào cơ thể.
Không ăn quá nhiều các loại thịt giàu protein
Điển hình của các loại thịt có quá nhiều protein này là thịt chó, thịt bò, thịt gà… Điều này nghe có phần vô lý vì tâm lý thông thường là bị bệnh thì nên ăn nhiều chất bổ để nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, với bệnh cao huyết áp, các loại thực phẩm chứa quá nhiều protein này có thể dễ dàng khiến cholesterol trong máu tăng cao, lòng mạch bị thu hẹp vì xơ vữa và cuối cùng là huyết áp tăng.
Các loại thịt giàu protein không phải lúc nào cũng tốt
Ở một mức độ vừa phải thì người bệnh vẫn có thể sử dụng những loại thực phẩm này, tuy nhiên nên hạn chế tối đa có thể. Những loại thực phẩm như thế này cũng cần được chế biến một cách sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì luôn tiềm ẩn nguy cơ các bệnh về tiêu hoá.
Không ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ
Dầu động vật chứa rất nhiều cholesterol, là nguyên nhân chính gây nên thừa cân và mỡ máu. Lượng cholesterol này đi vào máu khiến các mảng xơ vữa hình thành nhanh và mạnh mẽ hơn cả.
Thức ăn nhanh là một tác nhân nguy hại đến huyết áp
Thay vì ăn đồ chiên rán, các món đồ ăn nhanh, người bệnh cao huyết áp nên chủ động thay đổi thực đơn bằng các món ăn thanh đạm, chế biến một cách đơn giản như luộc, hấp. Đặc biệt là bổ sung thêm rau xanh và quả chín.
Hỗ trợ điều trị cao huyết áp bằng thảo dược Đông y
Chỉ thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học thôi là chưa đủ, bệnh tật nào cũng cần có thuốc điều trị phù hợp. Đối với người bị cao huyết áp, kết quả điều trị lý tưởng nhất là huyết áp có thể duy trì ổn định ở mức an toàn chứ không còn lên xuống thất thường, đột ngột. Các sản phẩm Đông y đáp ứng được mục tiêu này tốt nhất.
Sự kết hợp các thảo dược Đông y hiệu quả trong điều trị cao huyết áp
Những thành phần như Địa Long, Nattokinase, Hoè Hoa, dược thảo trong bài thuốc Giáng áp hợp tễ… được nghiên cứu rất công phu để bào chế ra các sản phẩm Đông dược có lợi cho việc điều trị cao huyết áp. Ví dụ như Địa Long giàu thành phần enzym fibrinolytic, có lợi trong việc thuỷ phân cục máu đông – nhờ đó giải khai lòng mạch, cho dòng máu được lưu thông suôn sẻ. Nattokinase là một enzym hoạt huyết mạnh, có tác động như Địa Long nhưng còn vượt trội hơn ở việc kích thích cơ thể tự sản sinh enzym plasmin để ngăn chặn sự hình thành cục máu đông ngay khi mới manh nha hình thành. Hoè Hoa trước đây được ướp khô để pha làm nước trà thanh nhiệt thì nay còn hỗ trợ làm bền thành mạch, chống nguy cơ đứt vỡ trong trường hợp huyết áp lên cao đột ngột.
Khi những thảo dược này kết hợp với nhau, chúng tạo ra một sản phẩm Đông y vừa có tác dụng điều hoà huyết áp vừa giúp duy trì huyết áp ổn định, không còn lên xuống thất thường nữa. Hãy coi đó như một thói quen tốt, dùng sau bữa ăn một cách thường xuyên sẽ giúp người bệnh kiểm soát tình trạng huyết áp của mình tốt hơn.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.