5 Thói Quen Đẩy Người Huyết Áp Cao Đến Cơn Đột Quỵ

17/09/2018

Đột quỵ là nguyên nhân thứ ba gây tử vong sau bệnh lý tim mạch và ung thư, trong đó, đôt quỵ do tăng huyết áp chiếm 80%. Theo thống kê, có 90% người bệnh không hoàn toàn bình phục sau đột quỵ. Trong đó có 15% sẽ tử vong chỉ sau một thời gian ngắn, số còn lại đa phần bị tàn phế, liệt nửa người, rối loạn vận động, mất ý thức, thậm chí phải sống đời thực vật.

Chuyên gia y tế đã chỉ ra 5 thói quen hàng ngày gây hại cho huyết áp, dễ đẩy người huyết áp cao đến cơn đột quỵ. Hãy cùng tìm hiểu để loại bỏ sớm nguy cơ qua bài viết dưới đây.

1. Thói quen ăn thực phẩm chế biến sẵn

Những thực phẩm chế biến sẵn thường chứa lượng lớn muối, dầu mỡ. Thói quen ăn mặn là nguyên nhân phổ biến làm gia tăng tỉ lệ cao huyết áp lên đến 40%. Bởi vì muối chứa nhiều natri, có tính hút và giữ nước trong cơ thể. Khi nạp một lượng muối nhiều thì sẽ làm chất lỏng trong mạch máu tăng cao và gây áp lực vào mạch máu dẫn đến hiện tượng huyết áp tăng một cách đột biến.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, lượng muối cần thiết cho một người trưởng thành trong khẩu phần ăn 1 ngày chỉ nên từ 2,3gr – 6gr. Nếu con số vượt quá mức cho phép thì sẽ gây ra hiện tượng tăng huyết áp hoặc cao huyết áp khi về già.

2. Uống bia rượu nhiều, thường xuyên

Rượu không những là tác nhân gây giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp, làm tăng tác dụng phụ không mong muốn của một số loại thuốc huyết áp mà bạn đang dùng, mà còn làm tăng khối lượng máu lưu hành. Do đó, có thể dẫn đến những cơn tăng huyết áp kịch phát, người bệnh có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc bị tai biến mạch máu não.

Nếu bạn bị tăng huyết áp, tốt nhất nên tránh uống rượu hoặc uống rượu điều độ. Mức  rượu tiêu thụ trung bình được coi là điều độ là:

  • Nam giới dưới 65 tuổi: 2 đơn vị một ngày
  • Nam giới từ 65 tuổi trở lên: 1 đơn vị mỗi ngày
  • 1 đơn vị mỗi ngày cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi.
  • 1 đơn vị rượu uống được quy định là 355ml với bia (khoảng 1 lon hoặc 1 cốc bia), hoặc 148ml rượu vang hoặc 44ml rượu mạnh (rượu từ 40% alcohol).

3. Ngồi một chỗ quá lâu

Không vận động là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh cao huyết áp và các vấn đề về tim mạch. Những người ngồi cả ngày sẽ có nguy cơ mắc các bệnh này. Nó không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, bạn phải đứng lên và di chuyển! Hãy chọn một loại bài tập bạn thực sự quan tâm và dành thời gian làm điều đó cùng với những người đồng nghiệp của mình. Bằng cách đó, bạn sẽ thấy yêu thích vận động hơn để ngăn ngừa bệnh tật.

4. Sử dụng thuốc lá

Việc hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao. Hút thuốc lá phá hỏng tim và mạch máu. Ngoài ra, nicotin làm tăng huyết áp và khí carbon, dẫn tới giảm lượng oxy trong máu.

5. Người bệnh tự ý bỏ thuốc huyết áp

Một số người bệnh khi thấy chỉ số huyết áp trở về mức bình thường đã tự ý bỏ thuốc điều trị mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Điều này có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn và dễ dẫn tới nguy cơ đột quỵ não. Một số bệnh nhân khác lại không theo dõi các chỉ số thường xuyên để có những biện pháp can thiệp kịp thời và đúng đắn.

Sửa sai như thế nào?

Để sống khỏe với huyết áp cao, người bệnh cần kiên quyết thay đổi các sai lầm trên. Người cao huyết áp cần đo huyết áp và mang theo thuốc bên mình mỗi ngày, uống thuốc đúng giờ, đúng liều và không sử dụng chung đơn thuốc với người khác. Nên hạn chế các món ăn có chứa nhiều mỡ, nhiều muối như thịt đông, khô mực, khô bò, lạp sườn, thịt bò khô, dưa muối, … cần điều chỉnh để uống rượu bia một cách có chừng mực. Mỗi người mỗi ngày không nên uống quá 50ml rượu mạnh, hoặc 125ml rượu vang, hoặc 300ml bia.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng sản phẩm chiết xuất từ thảo dược để hạ và ổn định huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ. Theo TS Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyên Trưởng khoa Nội, bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương cho biết: “Trong đông y, các vị thuốc Địa Long, Nattokinase, Hoè Hoa và bài thuốc Giáng áp hợp tễ có hiệu quả nổi bật trong việc giúp hạ và ổn định huyết áp, giảm được các triệu chứng khó chịu của huyết áp cao như đau đầu, mất ngủ, bốc hỏa, phòng ngừa đột quỵ và các biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp cao”.

Giải pháp hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp, phòng ngừa tai biến

Địa Long chứa hàm lượng lớn enzyme fibrinolytic, giúp thủy phân các sợi huyết fibrin, giúp phá tan cục máu đông – nguyên nhân hàng đầu gây ra các biến chứng nguy hiểm. Kết hợp cùng với enzyme Nattokinase kích thích cơ thể sản sinh plasmin, làm tan sợi huyết fibrin, giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông và phá hủy chúng. Còn Hòe Hoa, với thành phần chính là Rutin, có công năng hữu hiệu trong việc giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch, tăng độ bền của thành mạch. Bài thuốc Giáng áp hợp tễ có tác dụng giúp giảm các cảm giác khó chịu người cao huyết áp hay gặp phải như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ…

Hiện nay, các thảo dược quý này đã được bào chế dưới dạng viên nang Hạ Áp Ích Nhân tiện dụng. Trước mỗi buổi tiệc tùng, người cao huyết áp có thể sử dụng tăng liều lên thành 4 viên để hạn chế tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Tuy nhiên không được lạm dụng quá 2 lần/tuần.

Trong 10 năm qua, TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân đã được hàng triệu người Việt tin tưởng lựa chọn.

—————-

 Thông tin cho bạn đọc:

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 

  • Chia sẻ :

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược là sản phẩm được kết hợp bởi các thành phần: tinh chất Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa, Cau đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Hà thủ ô chế, Táo nhân… 

CÔNG DỤNG:

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: 

  • Người bị cao huyết áp, có nguy cơ tai biến
  • Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch
  • Lưu ý: Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Không dùng cho người huyết áp thấp.

CÁCH DÙNG:

  • Người bị cao huyết áp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Người bị di chứng sau tai biến: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên
  • Có thể dùng viên nang Hạ Áp Ích Nhân kèm với các thuốc tân dược điều trị cao huyết áp.

Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng