Huyết áp cao: Khi nào chẩn đoán tăng huyết áp

09/01/2018

 Bệnh nhân được coi là tăng huyết áp trong các trường hợp sau:
-Đo huyêt áp tại phòng khám: nếu có HA ≥ 140/90 mmHg đo khi khám lâm sàng ít nhất 2 và 3 lần khác nhau. Mỗi lần khám HA được đo ít nhất 2 lần cách nhau 1-2 phút.
– Đo huyêt áp tại nhà: khi đo nhiều lần đúng phương pháp. Tăng huyết áp khi có trị số HA > 135/85 mmHg.
– Đo huyết áp bằng máy đo huyết áp Holter 24 giờ: nếu HA > 125/ 80 mmHg

Bảng “Các ngưỡng huyết áp áp dụng để chẩn đoán tăng huyết áp theo cách đo”

  A tâm thu
( mm Hg)
HA tâm trương 
(mm Hg)
Đo HA tại phòng khám/ bệnh viện 140 90
Đo HA tại nhà (tự do) 135 85
Đo HA lưu động 24 giờ 125 80

PHÂN LOẠI TĂNG HUYẾT ÁP

Bảng phân loại huyết áp năm 2003 của Tổ chức

Y tế thế giới

Phân loại HA tâm thu (mm Hg) HA tâm trương (mm Hg)
HA tối ưu <120 <80
HA bình thường <130 <85
HA bình thường cao 130-139 85-89
THA độ 1 (nhẹ) 140-159 90-99
THA độ 2 (trung bình) 160-179 100-109
THA độ 3 (nặng) ≥180 ≥110
THA tâm thu đơn độc ≥140 <90
Phân loại này dựa trên đo HA tại phòng khám. Nếu HATT và HATTr không cùng một phân loại thì chọn mức HA cao hơn để xếp loại

Một số loại hình tăng huyết áp có thể gặp

1. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc
Đối với người lớn tuổi, Huyết áp tâm thu có xu hướng tăng và huyết áp tâm trương có xu hướng giảm. Khi HATT >140 mmHg và HATTr <90 mmHg gọi là THA TÂM THU đơn độc. Độ chênh HA (tâm thu – tâm trương) và HATT dự báo nguy cơ và quyết định điều trị.

2. Tăng huyết áp tâm trương đơn độc
Thường xảy ra ở người trung niên, THA tâm trương là khi HATT < 140 và HATTr > 90 mm Hg.

3. Tăng huyết áp ”áo choàng trắng” và hiệu ứng ”áo choàng trắng”.
Một số bệnh nhân HA thường xuyên tăng tại bệnh viện hoặc phòng khám trong khi HA hằng ngày ở nhà hoặc đo bằng phương pháp 24 giờ lại bình thường. Tình trạng này gọi là “THA áo choàng trắng”, tỷ lệ mắc khá cao là 10-30%.. THA áo choàng trắng tăng theo tuổi, có thể là khởi đầu của THA thực sự và có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

4. Tăng huyết áp ẩn (THA lưu động đơn độc)
Thường ít gặp hơn THA áo choàng trắng và khó phát hiện hơn, đó là tình trạng trái ngược – HA bình thường tại phòng khám nhưng lại tăng ở nơi khác, ví dụ tại nơi làm việc hay tại nhà (THA 24 giờ đơn độc). Những bệnh nhân này có tổn thương cơ quan đích nhiều hơn và nguy cơ cao hơn những đối tượng HA luôn luôn bình thường. 
Nói chung, dù là Tăng huyết áp ở bất kỳ hình thức nào, bệnh nhân đều nên đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm … xác định mức độ bệnh nhằm có phương án điều trị bệnh và dự phòng các biến chứng nguy hiểm của THA có thể xảy ra với bất cứ ai và vào bất kỳ thời điểm nào.

PGS. TS. Đỗ Doãn Lợi
Phó chủ tịch Phân hội Tăng huyết áp Việt nam
Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai

 

  • Chia sẻ :

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược là sản phẩm được kết hợp bởi các thành phần: tinh chất Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa, Cau đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Hà thủ ô chế, Táo nhân… 

CÔNG DỤNG:

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: 

  • Người bị cao huyết áp, có nguy cơ tai biến
  • Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch
  • Lưu ý: Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Không dùng cho người huyết áp thấp.

CÁCH DÙNG:

  • Người bị cao huyết áp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Người bị di chứng sau tai biến: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên
  • Có thể dùng viên nang Hạ Áp Ích Nhân kèm với các thuốc tân dược điều trị cao huyết áp.

Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng