- Huyết áp là gì?
– Huyết áp là áp lực của dòng máu lên các thành động mạch ở ngoại vi và dao động theo hoạt động của chu kỳ tim. Huyết áp có chỉ số tối đa ở thời kì tim co, đẩy máu ra động mạch (thời kỳ tâm thu – huyết áp tối đa) và có chỉ số tối thiểu khi tim giãn ra để thu máu về tim (thời kì tâm trương – huyết áp tối thiểu).
– Huyết áp thay đổi trong ngày, theo tuổi và hoạt động của cơ thể. Huyết áp xuống thấp hơn vào ban đêm, lúc ta ngủ, nghỉ và lên cao vào tầm trưa, đầu giờ chiều hay khi ta vận động, tinh thần bị kích động.
– Ở người già, huyết áp thường cao hơn người trẻ.
- Khi nào gọi là Tăng huyết áp.
Theo tổ chức Y Tế Thế Giới và hội tăng huyết áp quốc tế (WHO-ISH), một người lớn có huyết áp bình thường: huyết áp bình thường nếu huyết áp động mạch tối đa dưới 140mmHg và huyết áp tối thiểu dưới 90mmHg. Tăng huyết áp là khi huyết áp động mạch tối đa > 140mmHg và huyết áp động mạch tối thiểu > 90mmHg.
Theo khuyến cáo của Liên ủy quốc gia về phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp (JNC VII 2003), tăng huyết áp được phân loại như sau:
Hội tim mạch học Việt Nam thì phân chia tăng huyết áp thành 3 giai đoạn:
- Làm thế nào để biết mình bị Tăng huyết áp?
THA phần lớn không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng, đôi khi có biểu hiện cơn đau đầu thoáng qua, hoặc thỉnh thoảng mất ngủ hay khó ngủ, quên. Vì các triệu chứng này cũng xuất hiện ở các bệnh lý khác nên cách duy nhất để kết luận bị THA hay không là đo chỉ số huyết áp. Trước khi đo huyết áp không được uống rượu bia, hay chất kích thích khác như hút thuốc lá, cafe,… cần phải nghỉ ngơi trước đó 10 – 15 phút rồi mới đo huyết áp. Dù đo ở tư thế nằm hay ngồi nhưng tay đo huyết áp phải ngang bằng với tim. Lấy chỉ số huyết áp trung bình ở các lần đo, đối chiếu với bảng trên để biết tình trạng của mình.
GS.TS Phạm Gia Khải – Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam