Tâm lý chủ quan: theo dõi huyết áp và uống thuốc không đều
Tết là dịp để các gia đình cùng nhau du xuân, thăm họ hàng, làng xóm…. Chế độ ăn uống, luyện tập, nghỉ ngơi, đi lại của người cao huyết áp bị đảo lộn rất nhiều. Những xáo trộn trong ăn uống và sinh hoạt đó làm người cao huyết áp gặp không ít khó khăn. Nhiều người “mải vui” mà quên đo huyết áp hàng ngày.
Nhiều trường hợp bận đi du xuân, thăm thú bạn bè, họ hàng mà quên không mang thuốc bên mình để uống. Một số khác thì kiêng không mua thuốc đầu năm vì sợ “rông cả năm” trong khi lại không dự trù trước một lượng sẵn có ở nhà, dẫn đến hết thuốc. Hậu quả là họ đành “tặc lưỡi” bữa này không uống, thôi để bữa sau. Tuy nhiên đây lại là sai lầm nghiêm trọng khiến huyết áp có thể tăng vọt lên cao bất cứ lúc nào.
Quên không uống thuốc sẽ làm cho huyết áp tăng cao
Nhưng theo các chuyên gia y tế, người cao huyết áp không được ngưng thuốc đột ngột, dù huyết áp mục tiêu đã đạt được. Việc bỏ thuốc, hoặc không uống thuốc đều đặn là vô cùng nguy hiểm. Khi đó, huyết áp không được kiểm soát có thể tăng vọt lên cao, gây vỡ mạch, xuất huyết não.
Uống nhiều bia rượu
Uống rượu bia chúc Tết từ lâu trở thành 1 phương tiện đề bày tỏ cảm xúc và là nét văn hóa của người Việt. Hiếm có nhà nào dịp Tết mà không có bình rượu hay thùng bia để sẵn trong nhà để tiếp khách, để chúc nhau một năm mới an khang, thịnh vượng. Tuy nhiên, rượu bia lại là “sát thủ” đối với người cao huyết áp. Cứ mỗi 10g cồn đươc đưa vào cơ thể, huyết áp sẽ tăng lên khoảng 1mmHg.
Uống nhiều bia rượu tăng nguy cơ đột quỵ dịp tết
Việc uống bia rượu “quá chén” do đi chúc Tết nhiều nơi và tâm lý cả nể mỗi nơi chỉ uống một chút của người cao huyết áp khiến lượng bia rượu họ tiêu thụ “tích tiểu thành đại”. Và khiến họ phải đối mặt với những nguy hiểm do “sát thủ” này mang lại.
Rượu không những là tác nhân gây giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp, mà còn làm tăng khối lượng máu lưu hành. Do đó, có thể dẫn đến những cơn tăng huyết áp kịch phát, người bệnh có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc bị tai biến mạch máu não.
Ăn nhiều thức ăn chứa nhiều mỡ, nhiều muối
Thêm vào đó, đặc điểm chung của các món ăn ngày Tết là chứa nhiều mỡ, nhiều muối như giò lụa, giò thủ, xúc xích, khô bò, khô mực, dưa hành, củ kiệu… Những “sát thủ” thầm lặng này sẽ làm tăng khối lượng tuần hoàn và làm cho huyết áp ngày càng tăng cao.
Bởi nếu chỉ ăn 1 ngày thì không sao, nhưng người Việt Nam trong các bữa ăn hàng ngày đã có xu hướng ăn nhiều đồ xào rán và nhiều muối gấp 3-4 lần so với khuyến cáo (mỗi người chỉ được ăn không quá 6g muối/ngày).
Việc duy trì thói quen này từ năm này qua năm khác khiến cho nguy cơ bị mỡ máu cao, xơ vữa mạch và chít hẹp lòng mạch, tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành. Cộng với việc tiêu thụ một lượng lớn thức ăn chứa nhiều mỡ, nhiều muối trong các ngày Tết sẽ như một giọt nước tràn ly làm cho các cục máu đông này ngày càng nhiều hơn, dày thêm. Các cục máu đông di chuyển trong lòng mạch sẽ gây chít hẹp lòng mạch, gây bít tắc mạch máu và gây đột quỵ bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, phong tục thờ cúng trong những ngày Tết cũng làm cho sinh hoạt của người cao huyết áp bị đảo lộn khiến họ phải thức khuya để cử hành nghi lễ. Do đó, họ bị thiếu ngủ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, bốc hỏa, stress, làm cho huyết áp dễ tăng cao.
Sửa sai như thế nào?
Để sống khỏe với huyết áp cao, người bệnh cần kiên quyết thay đổi các sai lầm trên. Người cao huyết áp cần đo huyết áp và mang theo thuốc bên mình mỗi ngày, uống thuốc đúng giờ, đúng liều và không sử dụng chung đơn thuốc với người khác.
Nên hạn chế các món ăn có chứa nhiều mỡ, nhiều muối như thịt đông, khô mực, khô bò, lạp sườn, thịt bò khô, dưa muối, dưa hành, củ kiệu…
Tết cũng là dịp rất khó từ chối uống rượu bia. Tuy nhiên, người cao huyết áp cần điều chỉnh để uống rượu bia một cách có chừng mực. Mỗi người mỗi ngày không nên uống quá 50ml rượu mạnh, hoặc 125ml rượu vang, hoặc 300ml bia.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng sản phẩm chiết xuất từ thảo dược để hạ và ổn định huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ.
Theo TS Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyên Trưởng khoa Nội, bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương cho biết: “Trong đông y, các vị thuốc Địa Long, Nattokinase, Hoè Hoa và bài thuốc Giáng áp hợp tễ có hiệu quả nổi bật trong việc giúp hạ và ổn định huyết áp, giảm được các triệu chứng khó chịu của huyết áp cao như đau đầu, mất ngủ, bốc hỏa, phòng ngừa đột quỵ và các biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp cao”.
Giải pháp hạ và ổn định huyết áp, phòng ngừa đột quỵ
Địa Long chứa hàm lượng lớn enzyme fibrinolytic, giúp thủy phân các sợi huyết fibrin, giúp phá tan cục máu đông – nguyên nhân hàng đầu gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Kết hợp cùng với enzyme Nattokinase kích thích cơ thể sản sinh plasmin, làm tan sợi huyết fibrin, giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông và phá hủy chúng.
Còn Hòe Hoa, với thành phần chính là Rutin, có công năng hữu hiệu trong việc giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch, tăng độ bền của thành mạch.
Bài thuốc Giáng áp hợp tễ có tác dụng giúp giảm các cảm giác khó chịu người cao huyết áp hay gặp phải như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ…
Hiện nay, các thảo dược quý này đã được bào chế dưới dạng viên nang TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân tiện dụng. Trước mỗi buổi tiệc tùng, người bệnh có thể sử dụng tăng liều lên thành 4 viên để hạn chế tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Tuy nhiên không được lạm dụng quá 2 lần/tuần.
Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty TNHH Nam Dược
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
|