- 1. Tự ý tăng liều thuốc
Khi nhức đầu, khó chịu…, người bệnh cho rằng huyết áp tăng cao, rồi tự tăng liều. Trên thực tế, tự tăng liều thuốc có thể gây tụt huyết áp quá mức, thậm chí có thể gây trụy mạch.
Chính vì thế, khi cảm thấy nhức đầu, khó chịu, thậm chí huyết áp có tăng nhẹ so với huyết áp mục tiêu, chúng ta không nên tự ý tăng liều thuốc, đồng thời nằm nghỉ ngơi ở chỗ yên tĩnh, thoáng khí.
- 2. Tự ý ngừng thuốc, không theo đuổi liệu trình
Nhiều người bệnh sau khi dùng thuốc điều trị, huyết áp đã nhanh chóng trở về mức bình thường, vì thế cho rằng mình đã khỏi bệnh và tự ý ngưng thuốc. Thế nhưng, khi tự ngừng thuốc, huyết áp có thể đột ngột tăng cao, gây ra tai biến.
3. Dùng thuốc không đúng giờ
Việc uống thuốc điều trị cao huyết áp phải đúng giờ, đều đặn tùy thuộc theo thời gian của từng loại thuốc chứ không được tùy tiện uống bừa bãi. Người bệnh nên uống theo giờ chỉ định của bác sĩ hoặc đúng theo tờ toa thuốc hướng dẫn.
4. Dùng chung đơn thuốc với người khác
Thuốc điều trị huyết áp cao phải phù hợp với mức độ nặng nhẹ của từng người bệnh, từng giai đoạn của bệnh, có biến chứng hay không và các bệnh lý khác liên quan…. Cùng 1 loại thuốc có hiệu quả với người này nhưng lại không có hiệu quả với người khác, chỉ định được cho người bệnh này nhưng lại là chống chỉ định cho người bệnh khác.
Vì vậy, người bệnh cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không dùng chung đơn thuốc .
5. Không khám định kỳ, chỉ dùng mãi một đơn thuốc
Khi cao huyết áp ngày càng nặng hơn, nó có thể làm xuất hiện hay nặng thêm các bệnh lý liên quan. Vì thế, cần phải điều chỉnh thuốc, liều lượng phù hợp với từng giai đoạn. Cần tuân theo lịch hẹn khám lại theo định kỳ, không tự ý dùng mãi một đơn thuốc kéo dài.
6. Không phối hợp đúng với chế độ ăn, luyện tập
Phần lớn người huyết áp cao chủ quan cho rằng chỉ cần uống thuốc là đủ, nên không kiêng khem, luyện tập thể dục khiến cho cao huyết áp tiến triển nặng hơn, khó kiểm soát.
Người bệnh cần hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể, mỗi ngày không nên ăn quá 6g, hạn chế ăn những món ăn dầu mỡ,…
Cùng với đó, người bệnh cần vận động nhẹ nhàng, chơi một số môn thể thao đơn giản với thời gian 30 – 40 phút/ngày. Có thể chọn những môn thể thao như đi bộ vừa, chạy bộ, không nên lựa chọn các môn luyện tập cần vận động mạnh.
7. Khi mắc bệnh khác, chưa chú ý đúng mức đến điều trị tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp không có triệu chứng rõ rệt, đôi khi người bệnh chỉ chú ý nhiều hơn đến các bệnh khác như tiểu đường, rối loạn mỡ máu,…
Trong khi đó, nếu kiểm soát huyết áp tốt thì sẽ làm chậm xuất hiện hay làm giảm tiến triển các bệnh này. Như vậy, đừng quên kiểm soát huyết áp khi đang mắc đồng thời các bệnh khác.
8. Người cao tuổi chưa quan tâm đúng mức việc kiểm soát huyết áp
Người cao tuổi thường cho rằng, khi lớn tuổi thì mạch máu bị xơ cứng nên bị cao huyết áp là lẽ đương nhiên. Tuy vậy, các nghiên cứu y khoa đều đã kết luận rằng, điều trị tăng huyết áp cho người cao tuổi giúp làm giảm các nguy cơ tử vong do tim mạch và giúp tăng tuổi thọ.
9. Chưa nhận thức đúng vai trò của thảo dược
Ưu điểm nổi bật khi kết hợp dùng thảo dược trong điều trị bệnh là hạ huyết áp, duy trì huyết áp ổn định, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây, phòng ngừa nguy cơ tai biến,…
Những thảo dược có hiệu quả trong điều trị cao huyết áp phải kể đến như Địa Long, Nattokinase, Hòe Hoa, Giáng áp hợp tễ. Đây là các thảo dược quý có trong TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân – sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường có công dụng vừa hạ huyết áp, vừa phòng tai biến.
Nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương kết luận: “Hạ Áp Ích Nhân giúp hạ và ổn định huyết áp, giảm các triệu chứng khó chịu như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,… giúp ngăn ngừa tai biến, an toàn không có tác dụng phụ”.
—————
Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty TNHH Nam Dược
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
|