Huyết áp cao ở phụ nữ mang thai
Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng do cần máu để nuôi thai, máu cũng loãng hơn do tăng số lượng các tế bào máu dẫn đến tim phải đập nhanh hơn. Đây chính là nguyên nhân vì sao phụ nữ mang thai thường có nguy cơ mắc huyết áp cao.
Phụ nữ mang thai cần thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp
Huyết áp cao được xác định khi chỉ số huyết áp vượt quá 140/90mmHg. Như đã nói ở trên, huyết áp cao sẽ có thể nhận biết rõ rệt nhất từ tháng thứ 5 trở đi. Song ngay khi có ý định mang thai, bạn nên theo dõi huyết áp thường xuyên để phát hiện và điều trị bệnh ngay từ đầu.
Chế độ ăn cho phụ nữ mang thai mắc huyết áp cao
Hầu hết các thai phụ đều mắc chứng cao huyết áp nhưng nếu chú trọng điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện thì có thể hoàn toàn đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Nguyên tắc chung để tránh tình trạng huyết áp cao cho mẹ bầu là tránh mỡ động vật, chất kích thích, đồ ăn cay nóng và nên tập thói quen ăn nhạt. Ngoài ra, những thực phẩm mẹ bầu nên ăn nhiều bao gồm:
Cà rốt: Cà rốt có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp. Mỗi ngày mẹ bầu nên uống một ly nước ép cà rốt.
Nước ép cà rốt rất tốt cho bệnh nhân huyết áp cao
Rau cần: Rau cần chứa nhiều khoáng chất bổ dưỡng như vitamin C, carotene, nicotinic acid, mannite giúp thai phụ tỉnh não, an thần, phòng ngừa chứng tiền sản giật.
Cà chua: Cà chua có tác dụng giúp thanh nhiệt giải độc, bình can, lương huyết. Lượng vitamin C và P lớn trong cà chua sẽ giúp hạn chế những biến chứng đáy mắt do huyết áp cao gây ra.
Cam quýt: Các loại quả này chứa nhiều vitamin C, rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé, thậm chí chúng còn được sử dụng thay thế cho một số loại thuốc trị huyết áp cao.
Nho: Nho tươi và nho khô đều vô cùng có lợi cho sức khỏe bà bầu bởi lượng kali dồi dào trong nho sẽ giúp lợi niệu, hạ huyết áp.
Lưu ý với thai phụ có tiền sử mắc huyết áp cao
– Bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa nếu có dấu hiệu chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, sưng phù chân tay, mờ mắt …
– Nằm nghiêng về bên trái khi ngủ.
– Nên duy trì chế độ ăn nhạt, tránh tối đa việc sử dụng muối.
– Khám thai và kiểm tra huyết áp theo định kỳ.
Tuy nhiên, không chỉ khi mang thai, phụ nữ sau khi sinh cũng có nguy cơ mắc huyết áp cao. Do đó, sau khi sinh, bạn nên kết hợp duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh với sử dụng các thảo dược Đông y trị huyết áp cao. Các thảo dược Đông y có nguồn gốc từ thiên nhiên tuy hiệu quả chậm hơn Tây y song rất lành tính, không gây tác dụng phụ khi sử dụng.
Một số thảo dược quen thuộc thường được sử dụng trong điều trị huyết áp cao như: Hòe Hoa, Nattokinase, Địa Long và bài thuốc Giáng áp hợp tễ… Các thảo dược này giúp điều hòa các tạng Tâm, Can, Thận nên giúp ngăn ngừa từ gốc nguyên nhân gây bệnh, giúp huyết áp ổn định, đồng thời phòng ngừa các biến chứng do huyết áp cao gây ra.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.