Các thực phẩm nên bổ sung
Rau quả, ngũ cốc
Bạn nên bổ sung rau quả trong chế độ ăn để giúp ổn định huyết áp
Chế độ ăn giàu rau quả, ngũ cốc giúp giảm mỡ, điều hòa huyết áp. Tác dụng này là nhờ vào chất xơ có trong các cái thực phẩm này. Các chất xơ, nhất là chất xơ tan trong nước, có khả năng hút nước và trương nở lên tới 8-10 lần trọng lượng ban đầu, qua đó có thể kết dính và đào thải các cặn bã và chất độc hại ra khỏi cơ thể. Mặt khác, chất xơ cũng lôi kéo những acid mật do cơ thể sản sinh ra để tiêu hóa những chất béo và đào thải chúng ra ngoài theo đường ruột. Điều này buộc cơ thể huy động tới kho dự trữ cholesterol ở gan để tạo ra những acid mật mới dẫn tới giảm hàm lượng cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp.
Mặt khác, chế độ ăn nhiều rau quả còn giúp bảo đảm chế độ cung cấp kali và ít natri giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Một số loại rau quả chứa nhiều kali bạn nên bổ sung như: khoai tây, chuối, dưa hấu, bơ, đậu nành…
Sữa chua, sữa tươi ít béo và không béo
Sữa chua giúp ổn định huyết áp
Sữa chua, sữa tươi ít béo và không béo giúp cung cấp lượng canxi lớn cũng như các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Trong khi đó, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, canxi có tác dụng hạ huyết áp và duy trì huyết áp ổn định hiệu quả. Do đó, các bệnh nhân huyết áp cao nên bổ sung các thực phẩm này hàng ngày.
Mặt khác, trong sữa chua, sữa tươi ít béo và không béo không chứa hoặc chứa hàm lượng chất béo rất thấp, giúp duy trì cân nặng phù hợp, từ đó ngăn ngừa nguy cơ huyết áp cao do béo phì.
Sử dụng dầu thực vật thay thế cho dầu động vật
Dầu động vật có hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể gây tăng huyết áp cũng như gây ra các tác hại khác cho con người. Do đó, bạn nên thay thế bằng dầu oliu, dầu đậu nành hay dầu hướng dương….
Các thực phẩm nên hạn chế
Hạn chế muối
Hàm lượng natri (muối) cao có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Mỗi người trưởng thành một ngày chỉ nên ăn từ 4 – 6g muối. Bạn cũng nên hạn chế các đồ muối như dưa muối, cà muối, thịt muối… cùng các loại thức ăn nhanh vì chúng thường có hàm lượng muối cao.
Hạn chế rượu bia, chất kích thích
Uống rượu làm tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng cao và làm muối canxi đọng lại ở thành mạch, gây xơ cứng động mạch. Do đó, bệnh nhân huyết áp cao nên kiêng uống rượu.
Trong cà phê chứa cafein, uống quá nhiều sẽ kích thích nhịp đập của tim, khiến tăng huyết áp. Ngoài ra, bệnh nhân huyết áp cao cũng nên hạn chế uống trà đặc vì nó chứa nhiều chất kiềm, có thể làm đại não bất an, hưng phấn, mất ngủ, tim đập nhanh, huyết áp tăng.
Hạn chế thức ăn cay, nhiều dầu mỡ
Thức ăn nhanh có thể gây nguy hiểm đến huyết áp
Bạn nên kiêng sử dụng những thức ăn có vị cay hoặc thức ăn tinh (bột mỳ, những dòng bánh ngọt…) vì chúng làm cho việc đại tiện khó khăn, dẫn tới táo bón. Lúc đại tiện khó khăn sẽ khiến huyết áp sẽ tăng cao, từ đó dẫn đến nguy cơ xuất huyết não.
Đông y giúp ổn định huyết áp
Các thảo dược Đông y thường chú trọng đến điều trị nguyên nhân gây bệnh, giúp ổn định huyết áp lâu dài. Mặt khác, các thảo dược này có nguồn gốc tự nhiên nên an toàn và không gây tác dụng phụ khi sử dụng. Do đó, điều trị huyết áp không ổn định bằng Đông y là một trong những biện pháp hiệu quả nhất hiện nay. Một số thảo dược có tác dụng ổn định huyết áp như: Địa Long, Hòe Hoa, Nattokinase, Hạ khô thảo, Táo nhân, Huyền sâm…
Địa Long có tác dụng giãn mạch nội tạng, nâng cao sức bền của thành mạch, từ đó giúp hạ huyết áp từ từ và duy trì huyết áp ổn định. Bên cạnh đó, Địa Long còn có thể kết hợp với Nattokinase – một enzym được tìm thấy trong món Natto giúp ngăn ngừa và làm tan cục máu đông hiệu quả, từ đó hạn chế nguy cơ tai biến mạch máu não. Hòe Hoa chứa tới 6 – 30% rutin, có tác dụng nâng cao sức bền thành mạch, từ đó hạ huyết áp cũng như hạn chế những tác hại do huyết áp cao gây ra.
Việc ổn định huyết áp đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của bạn. Bạn nên thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà và định kì kiểm tra sức khỏe để kịp thời phát hiện những bất thường và có biện pháp điều trị phù hợp.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.