Thực phẩm giúp hạ huyết áp hiệu quả

09/11/2016

Các nhà khoa học đã chứng minh thực phẩm đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh huyết áp cao hiệu quả. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng tốt cho bệnh nhân huyết áp cao. Bạn hãy tham khảo bài viết sau để lựa chọn được những thực phẩm phù hợp nhất.

>> Bệnh cao huyết áp nên ăn gì, tránh gì?

Quả hồng

benh-cao-huyet-ap-nen-an-gi-1

Quả hồng có tác dụng thanh nhiệt, hạ áp

Quả hồng có vị ngọt, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, hạ áp. Trong quả hồng có chứa acid tannic, bêta-caroten có tác dụng chữa tăng huyết áp thời kỳ đầu. Thường xuyên ăn hồng có tác dụng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh huyết áp cao hiệu quả.

Sơn tra

Tính tương đối ấm, vị chua, ngọt, đựng đa dạng vitamin C, acid malic, bêta-caroten, canxi, sắt… có tác dụng giúp làm giãn động mạch vành, tăng lưu lượng máu động mạch vành, cải thiện sức co bóp của tim, từ đó giúp duy trì huyết áp ổn định. Bên cạnh đó, Sơn tra còn có tác dụng giúp phá huỷ các chất béo đóng trên thành mạch, cải thiện xơ cứng động mạch, ngăn ngừa từ gốc nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao.

Táo tây

Táo tây có tính bình, vị ngọt, chua, chứa vitamin A, nhóm B, C, acid malic, acid citric, acid tartaric,… có tác dụng giúp bổ tim, ích khí, giải khát. Táo là thức ăn chứa nhiều kali ít natri, rất tốt cho tim mạch. Hàm lượng kali cao trong táo có thể kết hợp với natri dư thừa trong cơ thể, để đào thải natri thừa ra ngoài. Bên cạnh đó, táo giúp ngừa tăng cholesterol trong máu, giảm đường trong máu. Người bệnh huyết áp cao, bệnh mạch vành nên phải thường xuyên ăn táo, có ích cho sức khỏe.

Ngân nhĩ

benh-cao-huyet-ap-nen-an-gi-2

Ngân nhĩ giúp hạ huyết áp hiệu quả

Ngân nhĩ có vị ngọt, nhạt, tính bình, chứa các polysaccharide giúp giảm mỡ máu, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, nâng cao chức năng giải độc của gan, cải thiện chức năng thận, giảm cholesterol và triglyceride máu… Do đó, ngân nhĩ rất tốt đối với bệnh nhân huyết áp cao, xơ cứng động mạch, cao mỡ máu, xuất huyết đáy mắt…

Rau tần ô

Rau tần ô có vị ngọt, cay, tính bình, có tác dụng lượng huyết dưỡng tâm (mát máu bổ tim). Tần ô chứa tinh dầu và cholin có tác dụng hạ huyết áp và bổ não. Bạn có thể lấy một bó Tần ô sống, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước, uống với nước ấm. Ngày 2 lần có tác dụng giúp hạ áp và bổ não.

Xà lách

Xà lách có vị ngọt, đắng, tính mát, chứa nhiều kali, ít natri, giúp lợi tiểu, tăng cường trương lực mạch máu, cải thiện chức năng co bóp của tim. Từ đó, xà lách giúp hạ huyết áp từ từ và ổn định.

Dưa chuột

Dưa chuột có vị ngọt, tính mát, giúp giải khát, lợi niệu, nhuận trường, giảm đau… Trong dưa chuột có chứa protid, calci, lipid, phosphor, glucid, sắt và vitamin A, nhóm B, C giúp hạ huyết áp và giảm béo phì. Bạn có thể ăn dưa chuột sống hoặc lấy 15g dây dưa chuột, sắc uống, ngày 3 lần.

Nấm hương

Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô là thực phẩm giàu kali, acid nucleic, canxi, selen, ít natri, vị ngọt, tính bình… có tác dụng giúp làm tan cholesterol. Khi nấu ăn, bạn cho thêm vài tai nấm hương, giúp ổn định huyết áp và chống xơ vữa động mạch.

Mộc nhĩ

benh-cao-huyet-ap-nen-an-gi-3

Mộc nhĩ rất tốt cho bệnh nhân huyết áp cao

Mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình, giúp ức chế ngưng tập tiểu cầu, tránh hình thành cục máu đông. Đồng thời, mộc nhĩ chứa hoạt chất nucleonic giúp giảm nguy cơ gây nhũn não ở người cao tuổi bị huyết áp cao, giảm mỡ máu lên cao, ngăn cản chất béo lắng đọng tại cơ tim, gan, động mạch chủ, giảm nhẹ hay trì hoãn sự hình thành xơ vữa động mạch. Nấm mèo đen là thức ăn giàu kali ít natri, là món ăn ưa thích cho người bệnh tăng huyết áp kèm chảy máu đáy mắt; xuất huyết não và nhồi máu não.

Các thực phẩm này có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả, song thường cần một thời gian dài mới mang lại hiệu quả rõ ràng. Do đó, chúng không thể thay thế các dược phẩm trị huyết áp cao.

Với công thức bào chế dành riêng cho người Việt từ các thảo dược Đông y như Địa Long, Nattokinase, Hòe Hoa, Huyền sâm, Câu đằng, Hạ khô thảo, sản phẩm Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược giúp mang lại hiệu quả điều trị huyết áp cao hiệu quả.

Địa Long có tác dụng phá tan cục máu đông, kết hợp với Nattokinase kích thích cơ thể sản xuất plasmin – một enzyme giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Từ đó, các thảo dược này giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não hiệu quả, thường được dùng để điều trị các bệnh về tim mạch. Hòe Hoa với hợp chất rutin có tác dụng nâng cao sức bền của thành mạch, giãn mạch, từ đó giúp hạ huyết áp từ từ và ổn định. Sự kết hợp của các thảo dược này sẽ giúp huyết áp ổn định lâu dài, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng khác về tim mạch.

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

  • Chia sẻ :

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược là sản phẩm được kết hợp bởi các thành phần: tinh chất Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa, Cau đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Hà thủ ô chế, Táo nhân… 

CÔNG DỤNG:

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: 

  • Người bị cao huyết áp, có nguy cơ tai biến
  • Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch
  • Lưu ý: Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Không dùng cho người huyết áp thấp.

CÁCH DÙNG:

  • Người bị cao huyết áp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Người bị di chứng sau tai biến: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên
  • Có thể dùng viên nang Hạ Áp Ích Nhân kèm với các thuốc tân dược điều trị cao huyết áp.

Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng