Táo
Táo có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả
Táo có tác dụng giúp cải thiện tuần hoàn máu và chống xơ vữa động mạch. Một số nghiên cứu gần đây cho biết, táo giúp điều hòa huyết áp tốt đối với những người thích ăn mặn. Do đó, bệnh nhân huyết áp cao, nhất là những người thường ăn mặn nên bổ sung táo trong thực phẩm mỗi ngày.
Dưa bở
Dưa bở có tác dụng hạ huyết áp, thanh nhiệt, tiêu đờm. Dưa bở có tác dụng như một loại thuốc giúp hạ huyết áp hiệu quả, đặc biệt với các bệnh nhân huyết áp cao kèm theo một số biểu hiện như: đầy tức ở vùng ngực, hoa mắt, chóng mặt.
Bạn có thể ăn dưa bở mỗi ngày hoặc dùng dây dưa bở, dây dưa hấu, dây dưa chuột, mỗi loại 15g sắc khô, đem sắc với nước, chia 2 lần uống vào đầu buổi sáng và đầu buổi chiều trong ngày.
Dưa hấu
Dưa hấu rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh huyết áp cao, đặc biệt đối với những người tạng nhiệt. Hàng ngày, bạn có thể dùng 15g vỏ dưa hấu khô (hoặc 50g vỏ tươi), 9g hạt muồng, đun nước uống thay trà.
Chuối tiêu
Chuối tiêu giúp giảm cholesterol máu và hạ huyết áp
Chuối tiêu có tác dụng hạ huyết áp và làm cho giảm cholesterol trong máu. Người bị cao huyết áp hàng ngày nên ăn chuối tiêu 3 lần, mỗi lần 1-2 quả. Ăn liên tục trong vòng một tháng, huyết áp của bạn sẽ giảm xuống rõ ràng.
Các nghiên cứu đã cho thấy, tác dụng hạ huyết áp của chuối tiêu có liên quan đến hàm lượng chất kali chứa trong chuối. Tỉ lệ bị tai biến mạch máu não do huyết áp tăng cao ở những người thường xuyên ăn chuối thấp hơn ở những người không ăn chuối khoảng 23,6%.
Để giảm cholesterol trong máu, hàng ngày bạn nên lấy 30-60g vỏ chuối (lấy cả cuống) sắc uống liên tục trong 10-12 ngày.
Quả dứa
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong dứa có một số loại enzym có tác dụng xúc tiến phân giải chất đạm, cải thiện tuần hoàn máu và tiêu thũng. Người bị tăng huyết áp thường xuyên ăn dứa hoặc uống nước dứa có tác dụng điều hòa huyết áp, ngăn ngừa phù thũng do tăng huyết áp và ngăn chặn sự hình thành các huyết khối gây nghẽn tắc mạch máu.
Quả hồng
Bệnh nhân huyết áp cao nên ăn quả hồng
Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, quả hồng có tác dụng chống xơ vữa động mạch và làm giảm huyết áp.
Hàng ngày, bạn có thể sử dụng quả hồng tươi ép lấy nước cốt, hòa với sữa hoặc nước cơm, ngày uống 3 lần mỗi lần nửa chén. Điều này giúp hạ huyết áp và phòng tai biến mạch máu não do tăng huyết áp.
Bên cạnh đó, lá hồng cũng mang tác dụng hạ huyết áp hiệu quả.
Theo các nghiên cứu, lá hồng có tác dụng diệt khuẩn, hạ huyết áp, nâng cao độ bền thành mạch máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch, giảm béo, chữa động mạch vành tim, bệnh tim và tiểu đường, chống mất ngủ… Theo kết quả nghiên cứu của Viện u bướu Trung Quốc, lá hồng còn có tác dụng phòng chống ung thư.
Hàng ngày dùng 15g lá hồng uống khô sắc uống thay trà có tác dụng tốt đối với bệnh ung thư thực quản.
Các loại thực phẩm này tuy rất tốt cho bệnh nhân huyết áp cao song thường đòi hỏi sử dụng trong một thời gian tương đối dài mới mang lại hiệu quả rõ ràng. Do đó, biện pháp này không phù hợp với bệnh nhân huyết áp cao nghiêm trọng.
Người già thường có sức đề kháng kém hơn nên việc điều trị huyết áp cao cần chú trọng đến ngăn ngừa từ gốc nguyên nhân gây bệnh cũng như đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ. Do đó, những bài thuốc Đông y là sự lựa chọn hàng đầu cho người già mắc cao huyết áp.
Một số thảo dược trị huyết áp cao hiệu quả như: Địa Long, Nattokinase, Hòe Hoa, Huyền sâm, Câu đằng, Hạ khô thảo nhằm giúp ngăn ngừa từ gốc các nguy cơ gây bệnh.
Trong đó, Địa Long giúp làm giãn mạch nội tạng, nâng cao sức bền của thành mạch, từ đó giúp huyết áp hạ từ từ và ổn định. Đặc biệt, Địa Long còn có tác dụng giúp làm tan cục máu đông, ngăn ngừa tai biến mạch máu não – một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp cao.
Nattokinase là một enzyme được tìm thấy trong món Natto (đậu tương lên men) của Nhật Bản. Bên cạnh tác dụng làm tan cục máu đông, Nattokinase còn kích thích cơ thể sản xuất plasmin – một ezyme của cơ thể giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông hiệu quả, từ đó ngăn ngừa tai biến mạch máu não.
Hòe Hoa chứa tới 6 – 30% rutin, có tác dụng giúp nâng cao độ bền của thành mạch, từ đó giúp hạ huyết áp hiệu quả. Đồng thời, đây cũng chính là vị thuốc trong bài thuốc dân gian nức tiếng Giáng áp hợp tễ, có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả.
Việc điều trị bệnh huyết áp cao ở người già đòi hỏi thời gian và công sức. Do đó, người bệnh không nên quá vội vã, hấp tấp trong quá trình điều trị bệnh. Người bệnh nên theo dõi huyết áp thường xuyên và kiểm tra sức khỏe định kì để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.