Vì sao huyết áp cao không nên ăn muối?
Muối là một gia vị không thể thiếu trong chế biến các món ăn hàng ngày, nhưng nếu ăn quá nhiều muối sẽ không tốt cho sức khỏe (bao gồm: muối ăn, bột canh, nước mắm). Một chế độ ăn mặn (thừa muối) có nguy cơ bị tăng huyết áp và các biến chứng nặng nề của tăng huyết áp như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận…
Thói quen ăn mặn có thể khiến huyết áp tăng cao
Ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực cơ thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp. Thực tế tại Việt Nam, người dân vùng biển có tỉ lệ mắc cao hơn hẳn so với các vùng đồng bằng và miền núi. Điều này liên quan mật thiết đến thói quen ăn mặn bấy lâu.
Huyết áp cao nên ăn muối như thế nào?
Huyết áp cao không nên ăn muối, không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn muối ra khỏi thực đơn hàng ngày. Vì đây là một loại gia vị quen thuộc nên rất khó để bỏ đột ngột, người bệnh nên tập làm quen dần với việc chế biến thanh đạm, ít muối. Đối với người bình thường không bị tăng huyết áp, không bị thừa cân, không mắc các bệnh phải kiêng mặn cũng chỉ nên ăn 6-8g muối một ngày, mì chính không nên ăn quá 5g/ngày.
Nên ăn các món nấu, luộc thay vì đồ ướp, rán, chiên xào
Những người bị cao huyết áp nên ăn nhạt, chỉ dùng 2-3g muối/ngày và ăn hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều muối.. Trong bữa ăn hằng ngày, không nên dùng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối như: dưa cà muối mặn, mắm tôm, cá mắm, thịt cá đóng hộp, thịt hun khói, thịt sấy khô, thịt muối, các loại thức ăn chế biến sẵn, các loại rau quả đóng hộp…
Ngoài ra, huyết áp cao cũng không nên ăn đồ quá cay, quá ngọt, quá chua… Nhìn chung, nên duy trì một chế độ ăn vừa miệng, không quá mặn cũng không quá nhạt, nhiều rau xanh và quả chín để duy trì chỉ số huyết áp ổn định, an toàn.
Sử dụng hỗ trợ từ các sản phẩm Đông y
Dù đã biết huyết áp cao không nên ăn gì và thực hiện chế độ dinh dưỡng để kiềm chế bệnh phát triển, người bệnh vẫn nên tìm đến sự hỗ trợ của các sản phẩm Đông y để quá trình điều trị được hiệu quả hơn. Đông y được các chuyên gia và người bệnh tin tưởng bởi sự an toàn, lành tính và thân thiện với cơ thể. Không những thế, thành phần các thảo dược từ thiên nhiên còn có tác động sâu đến các tạng Tâm, Can, Thận. Nhờ thế, bệnh cao huyết áp sẽ được điều trị từ tận gốc rễ.
Các thảo dược tốt cho việc điều trị cao huyết áp
Trong số các thảo dược có tác dụng điều trị cao huyết áp có thể kể đến như Địa Long, Nattokinase, Hòe Hoa hay bài thuốc Giáng áp hợp tễ nổi tiếng. Địa Long (hay chính là giun đất, giun quế) có khả năng làm tan cục máu đông, giải khai lòng mạch, lưu thông dòng máu. Nattokinase thì thủy phân cục máu đông ngay khi chúng tái hình thành, giúp giữ cho huyết áp luôn ổn định. Hòe Hoa với thành phần nhiều rutin giúp làm tăng độ bền thành mạch, ngăn chặn những nguy cơ tai biến.
Sản phẩm Đông y được bào chế từ các loại thảo dược trên như TPCN Hạ Áp Ích Nhân có khả năng vừa điều trị vừa phòng ngừa, giúp người bệnh có thể an tâm vui sống mà không lo huyết áp lên xuống thất thường.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.