Rau mầm
Rau mầm giúp điều trị huyết áp cao hiệu quả
Rau mầm chứa chất chống oxy hóa gọi là glucoraphanin có khả năng giảm huyết áp và giảm viêm ở tim, động mạch và thận. Chất chống oxy hóa này cũng có khả năng làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não và đau tim. Bệnh nhân huyết áp cao nên tăng cường ăn mầm tươi bởi vì nó có nồng độ protein, enzyme, vitamin, chất chống oxy hóa, anticarcinogens và khoáng chất cao nhất.
Rau bina
Rau bina là một thực phẩm giàu folate có tác dụng giảm nguy cơ huyết áp cao hiệu quả. Rau bina chứa một lượng protein dễ hấp thu, cân bằng cùng chất chống oxy hóa giúp hạ huyết áp hiệu quả. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội y học Mỹ cho thấy những người tiêu thụ ít nhất 1000 mcg folate mỗi ngày có nguy cơ tăng huyết áp thấp hơn người dùng 200 mcg folate mỗi ngày. Ngoài rau bina, bạn có thể chọn lựa những loại thực phẩm giàu folate khác như các loại đậu và măng tây.
Cần tây
Rau cần tây giúp cung cấp vitamin và khoáng vật, từ đó giúp hạ huyết áp
Cần tây có một chất gọi là 3-n-butyl phthalide giúp làm giãn các cơ trơn lót trong các mạch máu, từ đó giúp giảm huyết áp. Cần tây cũng là nguồn cung cấp vitamin và khoángchất, bao gồm vitamin C, canxi, kali và magiê giúp giảm huyết áp. Theo một nghiên cứu công bố trên tờ New York Times, những người ăn cần tây mỗi ngày giúp giảm huyết áp từ 12 – 14% so với người không ăn cần tây.
Tỏi
Tỏi mang đặc tính kháng viêm và kháng virus có thể chống lại bệnh tim mạch vành bằng cách giãn động mạch.. Ăn 1 củ tỏi mỗi ngày có thể giảm huyết áp trong vòng ít nhất ba tháng. Bạn cũng có thể sử dụng bột tỏi trong khi nấu ăn hoặc uống thuốc bổ với tinh chất tỏi.
Chuối
Chuối có hàm lượng kali cao, có tác dụng giúp giảm huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ. Chuối cũng chứa hàm lượng Natri thấp, điều này đóng vai trò quan trọng giúp hạ huyết áp hiệu quả. Chỉ cần 1 quả chuối mỗi ngày có thể cung ứng 1 liều lượng kali, giúp giảm huyết áp và chống lại những bệnh tim mạch khác nhau. Bên cạnh chuối, bạn cũng có thể ăn các loại trái cây khác như táo, lựu, mận, xoài, lê…
Cà chua
Bệnh nhân huyết áp cao nên bổ sung cà chua trong chế độ ăn
Cà chua chứa lycopene, một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào của bạn khỏi các tác hại của các gốc tự do. Những lycopene và carotenoid khác được tìm thấy trong cà chua giúp giảm huyết áp cao và giảm nguy cơ bệnh tim. Cà chua cũng chứa các chất dinh dưỡng như kali, canxi và vitamin A, C và E rất tốt cho sức khỏe. Một nghiên cứu được công bố trên Báo Tim mạch Mỹ năm 2006 cho thấy, sử dụng thường xuyên 250mg chiết xuất cà chua trong tám tuần sẽ giúp giảm đáng kể cả chỉ số huyết áp tâm thu và áp huyết tâm trương.
Là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá trình điều trị và phòng ngừa huyết áp cao, song thực phẩm này đòi thời gian sử dụng lâu dài mới phát huy hiệu quả. Do đó, với các bệnh nhân huyết áp cao nghiêm trọng, chế độ ăn hợp lý là chưa đủ. Bạn cần kết hợp sử dụng với các dược phẩm trị huyết áp cao có nguồn gốc từ các thảo dược Đông y như Địa Long, Hòe Hoa, Nattokinase, và bài thuốc Giáng áp hợp tễ. Các thảo dược giúp điều trị tận gốc nguyên nhân gây huyết áp cao, giúp duy trì huyết áp ổn định lâu dài và phòng ngừa những biến chứng của bệnh. Đặc biệt, các chế phẩm chiết xuất từ Đông y vừa giúp phát huy hiệu quả điều trị huyết áp cao nhanh chóng của các thảo dược, vừa không gây tác dụng phụ hay nhờn thuốc khi sử dụng trong thời gian dài. Do đó, đây là một trong những biện pháp điều trị và phòng ngừa huyết áp cao được ứng dụng nhiều nhất hiện nay.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.