Dưa chua
Dưa chua chứa nhiều muối gây ảnh hướng xấu tới huyết áp
Dưa chua giàu vitamin K, có hàm lượng calo và chất béo thấp. Tuy nhiên, dưa chua lại chứa hàm lượng natri cao. Một lượng dưa chua chứa tới 570mg natri, hơn 1/3 nhu cầu natri mỗi ngày. Trong khi đó, hàm lượng natri cao có thể gây tăng huyết áp. Do đó, người huyết áp cao nên hạn chế ăn dưa chua cũng như các thực phẩm chứa nhiều muối như thức ăn nhanh, thực phẩm chiên xào, cà muối…
Thịt muối
Thịt muối không chỉ là một món ăn ngon mà còn cung cấp những loại vitamin cần thiết như vitamin nhóm B (vitamin B1, B2, B3, B6, B12), vitamin D và các khoáng chất như kẽm, magiê, sắt cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Tuy nhiên, vì thịt muối chứa hàm lượng natri cao. Chỉ 3 miếng thịt muối có thể chứa tới 270mg natri và 4,5 gram chất béo không tốt cho người huyết áp cao. Việc sử dụng quá nhiều thịt muối không những gây tăng huyết áp mà còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Tuy nhiên, nếu thích ăn thịt muối, bạn nên chọn thịt gà tây muối thay vì thịt lợn muối xông khói vì loại thịt này chứa hàm lượng natri thấp hơn.
Sữa tươi nguyên kem
Một cốc sữa tươi nguyên kem chứa khoảng 8 gram chất béo, có thể làm tăng hàm lượng cholesterol, gây xơ vữa động mạch và dẫn tới huyết áp cao. Bên cạnh đó, sữa tươi nguyên kem còn chứa các chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe và có thể dẫn đến bệnh tim.
Do đó, bệnh nhân huyết áp cao nên sử dụng các loại sữa tách béo, vừa cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, vừa không ảnh hưởng tới huyết áp.
Bánh rán
Một cái bánh rán có thể cung cấp hơn 300 calo và 12 gram chất béo. Lúc ăn bánh rán, cơ thể bạn sẽ hấp thụ nhiều chất béo bão hòa, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch như huyết áp cao, tai biến mạch máu não…
Mì ăn liền
Mì ăn liền không tốt cho bệnh nhân huyết áp cao
Mì ăn liền là món ăn quen thuộc trong cuộc sống, đặc biệt đối với sinh viên bởi chúng khá tiện dụng và giá rẻ. Tuy nhiên, đây không phải là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe vì chúng thiếu các chất dinh dưỡng và chứa những thành phần không tốt cho sức khỏe. Một gói mì chứa khoảng 14 gram chất béo, bao gồm 6 gram chất béo bão hòa và 1.731 gram natri, vượt quá 70% nhu cầu được khuyến cáo mỗi ngày.
Hàm lượng natri và chất béo cao trong mì ăn liền có thể khiến huyết áp tăng cao, gây tai biến mạch máu não, thậm chí gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Thức uống có cồn
Uống quá nhiều thức uống có cồn như rượu, bia có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến các thành mạch máu. Rượu bia và các chất kích thích có thể khiến tim đập nhanh, khiến thần kinh hưng phấn, từ đó có thể gây tăng huyết áp. Do đó, người bị huyết áp cao, phải giảm thiểu uống đồ uống này hoặc uống ở một lượng vừa phải.
Dược phẩm trị huyết áp cao hiệu quả
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng, song các bác sĩ cũng chỉ ra rằng, chế độ ăn không thể thay thế các dược phẩm trị huyết áp cao. Trong quá trình điều trị huyết áp cao, bệnh nhân cần chú ý kết hợp giữa chế độ ăn uống, sinh hoạt với các dược phẩm trị huyết áp cao để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Hiện nay, tại Việt Nam, Công ty Nam Dược đã nghiên cứu và đưa ra công thức điều chế đặc biệt phù hợp với người Việt dựa trên sự kết hợp giữa các thảo dược trị huyết áp cao như Địa Long, Hòe Hoa, Nattokinase và bài thuốc Giáng áp hợp tễ.
Hạ Áp Ích Nhân giúp trị huyết áp cao hiệu quả
Trong đó, Địa Long giúp cải thiện độ đàn hồi của mạch máu, làm giãn mạch nội tạng, từ đó giúp hạ huyết áp ổn định và lâu dài. Bên cạnh đó, Enzym Fibrinolytic trong Địa Long có khả năng làm tan cục máu đông, góp phần giảm nguy cơ tai biến cho người bệnh.
Nattokinase là một enzyme được tìm thấy trong món Đậu tương lên men của người Nhật. Loại enzyme này có tác dụng kép giúp làm tan cục máu đông đồng thời kích thích cơ thể tăng cường sản xuất plasmin, chống hình thành cục máu đông, từ đó giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não.
Hòe Hoa là vị thuốc chính trong bài thuốc Giáng áp hợp tễ có tác dụng giúp nâng cao độ bền của thành mạch, ngăn ngừa từ gốc các nguy cơ gây huyết áp cao.
Sự kết hợp giữa các thảo dược này đã tạo nên viên nang Hạ Áp Ích Nhân có tác dụng giúp hạ huyết áp và phòng ngừa biến chứng của bệnh.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.