3 sai lầm thường gặp phải khi sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp

27/06/2023

Cao huyết áp được xem là bệnh mãn tính phải điều trị lâu dài, thậm chí suốt đời. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người cao huyết áp gặp thất bại trong quá trình điều trị bởi những thói quen sai lầm khi sử dụng thuốc. Hậu quả là họ phải đối mặt những cơn tăng huyết áp kịch phát và hứng chịu nhiều biến chứng nguy hiểm do cao huyết áp gây ra.

Thói  quen sai lầm 1: Huyết áp lên thì uống, xuống thì….thôi

Một bộ phận người cao huyết áp không nhận thức được tầm quan trọng của việc uống thuốc đều đặn. Nhiều trường hợp đo thấy huyết áp tăng cao hoặc chỉ khi cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu (triệu chứng của huyết áp cao) mới lôi thuốc ra uống. Còn khi huyết áp bình thường thì lại cất thuốc đi, cho rằng không cần thiết phải uống nữa, sợ nhỡ uống vào “bị tụt”. 

Bỏ thuốc khi thấy hết triệu chứng là sai lầm phổ biến ở người cao huyết áp

Chính vì uống thuốc thất thường, lúc nhớ lúc quên nên nhiều người cao huyết áp đã gặp phải biến chứng đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay bại liệt, để lại gánh nặng và làm tổn thất rất lớn về kinh tế cho gia đình và xã hội.

Thói quen sai lầm 2: Không tuân thủ liều điều trị

Nhiều người cao huyết áp thời gian đầu uống thuốc rất đúng theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng đến khi thấy không còn triệu chứng nữa thì bắt đầu tự ý giảm liều xuống. Hoặc một số người lại lo lắng về tác dụng phụ của thuốc nên thay vì uống đủ liều thì giảm đi một nửa với suy nghĩ sẽ giảm bớt tác dụng phụ phần nào.

Trái ngược với những trường hợp trên, một số người cao huyết áp trong quá trình dùng thuốc nhưng vẫn cảm thấy đau đầu, hoa mắt chưa rõ nguyên nhân đã tự ý tăng liều thuốc lên. Kết quả là huyết áp giảm quá mức, thậm chí trụy mạch và có thể tử vong.

Người cao huyết áp có thể bị đột quỵ khi không tuân thủ liều điều trị

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định liều thuốc cho bệnh nhân căn cứ vào tình trạng bệnh và thời gian bán thải của thuốc. Thời gian bán thải ở đây được hiểu là thời gian mà nồng độ thuốc trong cơ thể của con người giảm đi một nửa. Thuốc khi đi vào cơ thể cần được duy trì nồng độ ở mức ổn định ở các cơ quan, tổ chức bị bệnh để đảm bảo phát huy tối đa hiệu lực điều trị. Nếu thời gian bán thải của thuốc càng ngắn thì số lần uống thuốc càng nhiều và ngược lại. Vì vậy, bệnh nhân cao huyết áp cần uống đúng và đủ liều thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thì mới kiểm soát được huyết áp.

Thói quen sai lầm 3: Tự ý dùng thêm các loại thuốc khác gây tương tác bất lợi

Nhiều người cao huyết áp mắc một số bệnh đồng thời như bệnh xương khớp, tiểu đường, mỡ máu,…đòi hỏi phải dùng hai, ba loại thuốc song song. Điều đáng nói là thay vì xin lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng thì một số người lại tự ý mua thuốc về dùng vô tội vạ, gây ra nhiều tương tác bất lợi cho sức khỏe. Chẳng hạn nhóm thuốc corticoid (thường được kê trong các bệnh xương, khớp) có tác dụng giữ muối, nước và gây tăng huyết áp. Các thuốc chống viêm không steroid (Diclofenac, Ibuprofen,…) có tác dụng giảm đau, chống viêm nhưng đồng thời cũng gây tăng huyết áp cho người sử dụng.

Tự ý dùng thêm loại thuốc khác có thể khiến bạn gặp tương tác thuốc nguy hiểm

Vì vậy, người cao huyết áp tuyệt đối không tự ý dùng thêm bất kỳ một loại thuốc nào khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Hãy nhớ nêu rõ loại thuốc huyết áp đang sử dụng và tình trạng bệnh của mình để bác sĩ đưa ra lời khuyên chính xác nhất nhé.

Xu hướng mới kết hợp Đông -Tây y trong điều trị cao huyết áp

Mặc dù đem đến hiệu quả điều trị nhanh trong hạ huyết áp nhưng các nhóm thuốc Tây y lại khiến người bệnh gặp một số tác dụng không mong muốn như nhức đầu, khó thở, ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, thận. Đó là lý do mà ngày nay, nhiều nước trên thế giới bắt đầu kết hợp Đông và Tây y để điều trị cao huyết áp với mục đích phát huy tối đa tác dụng trị liệu đồng thời ngăn ngừa tác phụ kèm theo, trong đó có Việt Nam.

Theo TS. BS Nguyễn Thị Vân Anh – trưởng khoa bệnh viện YHCT Trung ương, các thuốc Đông y thảo dược thường hướng tới chữa bệnh từ gốc, thiên về trị tổng thể, hài hòa từ căn nguyên của bệnh, đồng thời tăng cường chức năng các tạng như Tâm, Can, Thận, giúp bệnh nhân hạ huyết áp từ từ nhưng an toàn và ổn định lâu dài. 

Sản phẩm Hạ áp Ích Nhân

Người bệnh cao huyết áp có thể tham khảo sản phẩm Hạ áp Ích Nhân. Đây là sản phẩm tiên phong kết hợp Đông và Tây y chuyên biệt cho người cao huyết áp. Hạ áp Ích Nhân được bào chế dựa trên bài thuốc Giáng áp hợp tễ của YHCT, kết hợp thêm một số thảo dược quý như Hòe hoa, Địa Long, Nattokinase, hỗ trợ giúp bệnh nhân ổn định chỉ số huyết áp, hạn chế tác dụng phụ của thuốc Tây đồng thời phòng biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như đột quỵ.

Cuối cùng, dù là theo phương pháp Tây y, Đông y hay Đông Tây y kết hợp thì việc tuân thủ uống đúng và đủ liều trong quá trình sử dụng cũng vô cùng quan trọng. Huyết áp của bạn có thể sớm ổn định hay không phụ thuộc vào ý thức của chính bạn. Hy vọng rằng bạn sẽ không mắc phải những sai lầm mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên đây. Đừng quên để lại câu hỏi ở bên dưới để được chuyên gia giải đáp nhé. 

  • Chia sẻ :

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược là sản phẩm được kết hợp bởi các thành phần: tinh chất Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa, Cau đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Hà thủ ô chế, Táo nhân… 

CÔNG DỤNG:

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: 

  • Người bị cao huyết áp, có nguy cơ tai biến
  • Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch
  • Lưu ý: Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Không dùng cho người huyết áp thấp.

CÁCH DÙNG:

  • Người bị cao huyết áp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Người bị di chứng sau tai biến: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên
  • Có thể dùng viên nang Hạ Áp Ích Nhân kèm với các thuốc tân dược điều trị cao huyết áp.

Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng

guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments