Khi mang thai, do lượng máu của người mẹ tăng về thể tích, máu loãng hơn, tim đập nhanh hơn… nên nguy cơ huyết áp cao cũng tăng lên. Vậy, làm thế nào để phụ nữ mang thai biết mình có bị huyết áp cao hay không và cách phòng chống như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết sau.
Chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu khi mang thai?
Dấu hiệu của bệnh huyết áp cao thường không rõ ràng. Bệnh chỉ được phát hiện khi đã dẫn đến tình trạng nguy hiểm hoặc trong các buổi khám sức khỏe. Cách duy nhất để xác định chính xác tình trạng bệnh là chỉ số huyết áp. Vậy, khi mang thai, chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu?
Phụ nữ khi mang thai có nguy cơ mắc huyết áp cao
– Từ 140/90 – 149/99 mmHg: Bạn có nguy cơ bị tăng huyết áp nhẹ, buộc phải được thường xuyên theo dõi nhưng chưa cần dùng thuốc.
– Từ 150/100 – 159/109 mmHg: Bạn có mức huyết áp vượt ngưỡng an toàn và đang có thể gây nguy hiểm.
– Từ 160/110 mmHg hoặc cao hơn: Bạn bị huyết áp cao, đặc biệt nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé.
Cao huyết áp lúc mang thai thường xuất hiện từ tháng thứ năm trở đi. Nếu không theo dõi ngay từ đầu và theo dõi thường xuyên, sẽ rất dễ phát hiện bệnh muộn.
Mặc dù nhiều phụ nữ mắc bệnh huyết áp cao khi mang thai vẫn sinh em bé khỏe mạnh mà không có biến chứng nghiêm trọng, nhưng nhiều trường hợp huyết áp cao khi mang thai gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không thể dùng thuốc. Vì vậy, chế độ ăn hợp lý là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất giúp phòng ngừa huyết áp cao ở phụ nữ mang thai.
Chế độ ăn cho thai phụ mắc huyết áp cao
Cà chua
Cà chua rất tốt cho mẹ bầu mắc huyết áp cao
Cà chua có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và hạ huyết áp hiệu quả. Đây là thực phẩm giàu vitamin C và P, có tác dụng phòng chống huyết áp cao vô cùng tốt, nhất là đối với các bệnh nhân xuất hiện biến chứng xuất huyết đáy mắt.
Cà rốt
Cà rốt có tác dụng làm mềm mạch máu, điều chỉnh rối loạn lipid máu, hạ huyết áp và ổn định huyết áp hiệu quả. Phụ nữ mang thai có thể ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml.
Rau cần
Rau cần chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, nicotinic acid, carotene, mannite, có tác dụng thanh nhiệt, tỉnh não, lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp. Đặc biệt, thai phụ khi mắc huyết áp cao thường xuyên ăn rau cần có thể giúp giảm huyết áp, phòng tiền sản giật.
Táo, Lê
Táo chứa nhiều kali có thể kết hợp với natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường.
Lê cũng có tác dụng thanh nhiệt, trấn tĩnh và hạ huyết áp, rất có lợi cho các bà bầu bị huyết áp cao kèm theo những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai…
Nho
Nho là loại trái cây rất tốt cho bà bầu, nhất là bà bầu bị huyết áp cao. Bà bầu có thể ăn nho tươi hoặc nho khô. Trong nho có chứa nhiều hàm lượng Kali có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả.
Phụ nữ mang thai bị huyết áp cao có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, khi mang thai, phụ nữ cần hạn chế sử dụng thuốc. Do đó, bạn cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học và khám định kì cũng như theo dõi huyết áp thường xuyên để kịp thời phát hiện tình trạng bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp.