Bệnh cao huyết áp là một căn bệnh khá phổ biến, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho con người. Tuy tỉ lệ mắc bệnh ngày càng cao, song nhiều người hiện nay vẫn chưa rõ bệnh cao huyết áp là gì cũng như những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Bệnh cao huyết áp là gì?
Bệnh cao huyết áp là một căn bệnh nguy hiểm
Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đi nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.
Huyết áp cao hay còn gọi là tăng huyết áp là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao. Được coi là cao huyết áp khi chỉ số huyết áp từ 140/90mmHg trở lên.
Cao huyết áp có ba mức độ, tăng huyết áp độ 1 là khi chỉ số huyết áp trong khoảng 140 – 159/90-99mmHg; tăng huyết áp độ 2 là khi chỉ số huyết áp từ 160 – 179/100-109mmHg và tăng huyết áp độ 3 là khi huyết áp trong khoảng 180/110mmHg trở lên.
Biến chứng của bệnh cao huyết áp
Biểu hiện của bệnh cao huyết áp không rõ ràng, bệnh chỉ được phát hiện khi kiểm tra sức khỏe định kì hoặc khi bệnh đã nghiêm trọng. Tuy không biểu hiện rõ ràng, song bệnh cao huyết áp rất nguy hiểm. Huyết áp cao được xem là “kẻ giết người thầm lặng” bởi bệnh có thể gây chết người, gây ra nhiều biến chứng vô cùng tàn khốc như tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận, rối loạn tuần hoàn não.
Huyết áp cao có thể gây ảnh hưởng tới những tế bào trong lòng động mạch, nhất là những động mạch đã bị xơ vữa càng bị xơ vữa thêm, huyết áp lại càng tăng cao, nhất là động mạch ở não. Từ đó có thể gây tai biến mạch máu não do vỡ động mạch ở não. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng như liệt mặt, liệt tay, chân, nói khó…
Cần làm gì để ngăn ngừa bệnh huyết áp cao?
Tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa huyết áp cao và các biến chứng của bệnh
– Nguời bệnh nên đi khám định kỳ để được phát hiện bệnh sớm và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
– Bệnh nhân huyết áp cao không nên ăn mặn, hạn chế hoặc kiêng uống rượu bia, uống đủ nước (tránh tình trạng cô đặc máu sẽ hình thành huyết khối).
– Thay vì ăn các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt gà, thịt trâu, thịt bò… bệnh nhân cao huyết áp nên ăn cá (3 lần/tuần). Trong cá có chữa loại protein có tác dụng giúp làm giảm áp huyết. Hơn nữa trong mỡ cá chứa nhiều omega-3 giúp điều hòa tim mạch.
– Bổ sung các loại thức ăn giàu magiê như giá đỗ, các loại đậu, đậu, đỗ, khoai sọ, ngô, khoai tây.
– Bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, PP như các loại quả chín (cam, quýt, bưởi) hoặc một số loại rau như rau dền, rau đay, rau ngót, rau sam.
– Nên tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng, nhất là đi bộ, tập dưỡng sinh (mỗi ngày khoảng 60 phút chia thành 4 – 5 lần). Tuy nhiên, bạn nên chú y không nên tập khi trời lạnh hoặc quá nắng, nóng; không tập những động tác mạnh, khó mà nên tập những bài tập phù hợp với sức khỏe.
– Không hút thuốc, không uống rượu, bia, cà phê và các chất kích thích. Vì các chất này có thể khiến thần kinh hưng phấn, tim đập nhanh, gây mất ngủ, từ đó khiến huyết áp tăng cao.
Các dược phẩm được chiết xuất từ Đông y giúp điều trị huyết áp cao hiệu quả
Bên cạnh các biện pháp này, để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh cao huyết áp cũng như những tác dụng phụ của bệnh, bạn nên kết hợp sử dụng các dược phẩm trị huyết áp cao. Hiện nay, các phương thuốc Tây dược thường mang tác dụng ngay nhưng hiệu quả không lâu dài và có thể gây ra các tác dụng phụ nếu sử dụng trong một thời gian dài. Do đó, các bác sĩ cũng như bệnh nhân thường lựa chọn các sản phẩm Đông y để khắc phục nhược điểm này, giúp huyết áp ổn định lâu dài, mang hiệu quả cao. Được chiết xuất từ các thảo dược Đông y như Nattokinase, Địa Long, Hòe Hoa và bài thuốc Giáng áp hợp tễ, Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược được bào chế theo công thức đặc biệt dành cho người Việt, giúp điều trị huyết áp cao lâu dài, hiệu quả, mà không gây tác dụng phụ.