Nước ép trái cây
Nước ép từ các loại trái cây rất tốt cho người huyết áp cao. Một số loại nước ép trái cây bạn có thể lựa chọn như: Cà chua, lê, táo hay cam, lựu đều rất tốt người huyết áp cao.
Các loại nước ép trái cây tốt cho bệnh huyết áp cao
Táo giàu kali giúp đào thải natri dư thừa – nguyên nhân gây cao huyết áp. Mỗi ngày cần ăn 3 quả táo hoặc 3 cốc nước ép táo để hạ và ổn định huyết áp. Nước ép cà chua giúp giải độc, hạ huyết áp. Cam chứa nhiều vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng, kali và caxi, ngăn chặn sự tác động của natri, giúp điều hòa huyết áp hiệu quả.
Sữa ít béo
Sữa không kem, không đường hay sữa đậu nành đều tốt cho người huyết áp cao. Sữa không béo rất giàu canxi, trong 30ml sữa không béo chứa tới 300mg canxi và 410mg kali. Hấp thụ 1200mg canxi mỗi ngày có tác dụng giảm từ 1- 2 chỉ số huyết áp. Bên cạnh đó, sữa đậu nành giúp chống xơ vữa động mạch và hạ huyết áp. Mỗi ngày cần uống 1l sữa đậu nành với 100g đường trắng.
Nước ép rau củ
Nước ép cần tây giúp hạ huyết áp hiệu quả
Những người bị huyết áp cao được khuyến cáo cần dùng các loại nước ép rau củ tự nhiên như: nước ép cần tây, cà rốt, cải cúc… Trong đó, cần tây có tác dụng giúp giãn mạch máu, cải cúc giúp giảm huyết áp và cà rốt giúp làm mềm thành mạch, hỗ trợ co bóp, điều chỉnh rối loạn lipid hỗ trợ giảm huyết áp hiệu quả.
Nước ép củ cải đường cũng rất giàu kali và folate, hai chất này đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa các chỉ số huyết áp. Củ cải đường cũng là nguồn cung cấp nitrat dồi dào và lúc vào cơ thể nó sẽ chuyển đổi thành nitrit giúp thư giãn cơ trơn và làm tăng lưu lượng máu tuần hoàn. Mặt khác, củ cải đường giúp cải thiện chức năng mạch máu, tăng độ đàn hồi và ngăn ngừa những tổn thương có thể gây tổn hại cho mạch máu. Uống từ 1 – 2 ly nước ép củ cải đường mỗi ngày sẽ giúp giảm huyết áp một cách hiệu quả.
Chè xanh
Chè xanh là loại nước uống có giá trị dinh dưỡng cao, vị chát đặc trưng của chè là từ thành phần tanin – có tác dụng hữu ích cho niêm mạc ống tiêu hóa, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có ích ở ruột hoạt động. Đặc biệt, chè xanh có tác dụng giảm xơ vữa động mạch, giảm cholesterol trong máu, từ đó giúp ngăn ngừa huyết áp cao hiệu quả. Ngoài ra, người bình thường cũng nên uống 4 tách chè mỗi ngày để ngăn ngừa nguy cơ tim mạch và ung thư.
Ca cao
Ca cao từ lâu đã được biết đến là thức uống giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều tác dụng vô cùng tốt cho sức khỏe. Cụ thể, các nhà khoa học khuyến cáo người cao huyết áp nên uống ca cao thường xuyên bởi ca cao chứa hợp chất giúp giảm lượng cholesterol trong máu, làm giãn thành mạch, nhờ vậy cải thiện tình trạng huyết áp cao. Ca cao cũng được coi là một liệu pháp thiên nhiên tốt hơn việc dùng statin trong điều trị cao huyết áp. Sử dụng cao kết hợp chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học sẽ giúp hỗ trợ điều trị huyết áp cao hiệu quả mà không cần sử dụng thuốc.
Bên cạnh duy trì chế độ ăn lý tưởng, bạn nên kết hợp sử dụng các thảo dược Đông y có tác dụng điều trị huyết áp cao hiệu quả như: Địa Long, Hòe Hoa, Nattokinase, bài thuốc Giáng áp hợp tễ…
Các thảo dược có tác dụng điều trị huyết áp cao hiệu quả
Các thảo dược này giúp điều hòa các tạng Tâm, Can, Thận, từ đó giúp ngăn ngừa từ gốc nguyên nhân gây bệnh, giúp hạ huyết áp và duy trì huyết áp ổn định lâu dài. Đặc biệt, do có nguồn gốc từ thiên nhiên nên các thảo dược này lành tính, an toàn khi sử dụng.
Hiện nay, các thảo dược này đã được Công ty Nam Dược ứng dụng trong điều chế sản phẩm TPCN Hạ Áp Ích Nhân với tác dụng điều trị huyết áp cao hiệu quả. Sản phẩm được điều chế dưới dạng viên nang, vừa tiện lợi vừa giúp phát huy tối đa công dụng của các loại thảo dược này, mở ra một phương hướng điều trị mới cho bệnh huyết áp cao.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.