Các loại trà giúp trị huyết áp ở người cao tuổi

13/12/2016

Huyết áp cao là bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi. Ngoài biện pháp điều trị bằng thuốc, thường xuyên uống những loại trà có nguồn gốc thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả. Vậy, điều trị huyết áp cao ở người già nên uống loại trà nào?

Trà hoa cúc

Hoa cúc không đắng, tốt nhất bạn nên dùng loại cúc đại đóa màu trắng hoặc loại cúc trắng có hoa nhỏ hơn. Mỗi lần dùng khoảng 3g hoa cúc, chế nước sôi uống thay trà, ngày sử dụng 3 lần.

chua-huyet-ap-cao-bang-thuoc-nam-2 (1)

Trà hoa cúc giúp hạ huyết áp

Bạn có thể dùng hoa cúc kết hợp với cam thảo, kim ngân hoa, sắc nước uống, có tác dụng làm mát gan, thanh nhiệt giải độc, sáng mắt. Trà hoa cúc có hiệu quả rõ rệt với bệnh nhân huyết áp cao kèm xơ vữa động mạch.

Trà táo mèo

Thành phần dưỡng chất trong quả táo mèo có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, làm giãn mạch máu, hạ đường máu, hạ huyết áp. Thường xuyên uống trà táo mèo có tác dụng hỗ trợ điều trị cao huyết áp hiệu quả. Bạn có thể sử dụng 1 – 2 quả táo mèo non ngâm uống thay trà.

Trà lá sen

Lá sen có tác dụng làm thanh nhiệt giải độc, giãn mạch máu, hạ huyết áp. Ngoài ra, lá sen còn là phương thuốc hiệu nghiệm giúp hạ mỡ trong máu.

Bạn dùng một nửa lá sen rửa sạch, thái nhỏ, cho thêm lượng nước vừa phải, đun sôi để nguội thay trà.

Trà Hòe Hoa

Dùng trà Hòe Hoa sẽ giúp thanh nhiệt, điều trị huyết áp cao, giấc ngủ sâu, sáng mắt, vững thành mạch tim. Ngoài ra, Hòe Hoa còn có tác dụng khác như làm giãn mạch máu, giảm đau.

Bạn có thể cho Hòe Hoa, hoa cúc, chè xanh mỗi loại 3g, tán bột thô vào một cốc, đổ nước sôi đậy nắp ngâm 5 phút, mỗi ngày uống một thang.

Trà hà thủ ô

Hà thủ ô có tác dụng hạ mỡ máu, giảm hình thành cục máu đông. Người bệnh huyết áp cao thường xuyên sử dụng trà hà thủ ô có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt.

Bạn lấy 20 – 30g hà thủ ô, cho thêm nước, đun sôi trong 30 phút, đợi khi bớt nóng thì uống, ngày sử dụng một cốc.

Trà quyết minh tử

Trong Đông y, quyết minh tử có tác dụng hạ mỡ máu, mát gan, sáng mắt. Thường xuyên uống trà quyết minh tử có tác dụng điều trị huyết áp cao hiệu quả.

Mỗi ngày bạn dùng 15 – 20g quyết minh tử chế nước sôi uông thay trà. Đây là phương thuốc hiệu nghiệm để điều tị bệnh cao huyết áp và các bệnh đau đầu chóng mặt, giảm thị lực.

Trà râu ngô

rau-ngo-1_141539743

Râu ngô pha trà có tác dụng điều trị huyết áp cao

Trà râu ngô không chỉ có tác dụng hiệu quả trong điều trị huyết áp cao mà còn có tác dụng khác như cầm máu, trị tiêu chảy, lợi tiểu và tốt cho dạ dày.

Bạn hãm trà râu ngô với nước sôi uống thay trà, ngày uống nhiều lần.

Trà đỗ trọng

Trà đỗ trọng là một loại trà có tác dụng điều trị bệnh huyết áp cao, bạn chỉ nên chọn lấy lá đỗ trọng, chè búp xanh với lượng bằng nhau. Sau đó, bạn đem tán chúng thành bột, trộn đều và cho vào túi nhỏ bằng giấy lọc, mỗi túi 6g, lưu giữ nơi khô ráo. Ngày uống từ 1 – 2 lần không những trà có tác dụng chữa bệnh huyết áp cao mà còn có giúp bổ gan, thận, cường gân cốt.

benh-huyet-ap-cao-nen-an-gi-3

Một số thảo dược Đông y giúp điều trị huyết áp cao hiệu quả

Bên cạnh sử dụng các loại trà thảo dược, bạn cũng nên kết hợp với các loại thảo dược điều trị huyết áp cao như: Địa Long, Hòe Hoa, Nattokinase, bài thuốc Giáng áp hợp tễ… để phát huy tối đa công dụng điều trị bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thay thế bằng TPCN Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược. Sản phẩm được điều chế từ các thảo dược thiên nhiên: Địa Long, Hòe Hoa, Nattokinase, bài thuốc Giáng áp hợp tễ… không chỉ giúp phát huy tối đa công dụng điều của các thảo dược mà còn tiện lợi khi sử dụng. Bên cạnh đó, Hạ Áp Ích Nhân có thể kết hợp với Tây y để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

  • Chia sẻ :

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược là sản phẩm được kết hợp bởi các thành phần: tinh chất Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa, Cau đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Hà thủ ô chế, Táo nhân… 

CÔNG DỤNG:

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: 

  • Người bị cao huyết áp, có nguy cơ tai biến
  • Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch
  • Lưu ý: Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Không dùng cho người huyết áp thấp.

CÁCH DÙNG:

  • Người bị cao huyết áp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Người bị di chứng sau tai biến: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên
  • Có thể dùng viên nang Hạ Áp Ích Nhân kèm với các thuốc tân dược điều trị cao huyết áp.

Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng