Các loại trà thảo dược có tác dụng điều trị huyết áp cao

05/12/2016

Điều trị huyết áp cao bằng thuốc nam giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên và ổn định. Song, các thảo dược Đông y khá khó uống và lích kích khi chuẩn bị. Do đó, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đã sử dụng các loại trà thảo dược, vừa có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả mà đảm bảo hương vị dễ uống, đồng thời dễ sử dụng.

Trà hạ huyết áp là một dạng thuốc Y học cổ truyền, được điều chế bằng cách dùng những dược liệu có tác dụng hạ huyết áp, được chế thành từng gói nhỏ và thường được dùng dưới dạng hãm uống. Để làm tăng tác dụng người bào chế thường phối hợp các loại thảo dược để tạo thành một gói trà. Một số cây thuốc thường được dùng để bào chế trà hạ áp như: Hoa Hoè, dừa cạn, cỏ ngọt, tâm sen và cúc hoa…

Cây Hòe Hoa

dieu-tri-huyet-ap-cao-bang-thuoc-nam-1

Hòe Hoa giúp điều trị huyết áp cao hiệu quả

Hòe Hoa là một cái cây thân gỗ, thường được trồng để lấy nụ hoa làm thuốc gọi là Hoa Hoè. Nụ hoa chứa hàm lượng chất rutin cao – là một dạng tương tự vitamin P, có tác dụng làm tăng lực co bóp của tim và giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch, làm nâng cao độ bền của thành mạch. Nụ Hòe Hoa thường được dùng để bào chế những loại trà hạ áp, liều sử dụng mỗi ngày từ 4 – 12g, dưới dạng thuốc sắc hoặc hãm.

Cỏ ngọt

Cỏ ngọt là loại cây thân thảo, còn được gọi tên khác như: cỏ đường, cỏ mật, cúc ngọt… là loại cây được trồng để làm thuốc. Thành phần hóa học chính trong cây là một chất đường năng lượng thấp, sở hữu độ ngọt cao gấp nhiều lần đường mía. Chúng được dùng làm chất thay thế cho đường mía, rất phù hợp cho người phải kiêng chất đường. Cỏ ngọt thường được sử dụng để bào chế các loại trà dành cho người bị bệnh huyết áp cao kèm theo tiểu đường hoặc béo phì. Cỏ ngọt giúp giảm cảm giác thèm ăn chất ngọt, lợi tiểu, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, ít đau đầu và huyết áp luôn được ổn định.

Dừa cạn

Dừa cạn cũng là loại cây thân thảo, thường mọc hoang và được trồng làm cảnh. Cây này còn được gọi là: trường xuân hoa, hoa dừa cạn… Toàn bộ cây đều được dùng làm thuốc. Dừa cạn có vị khá đắng, tính mát, có tác dụng làm lưu thông máu, lợi tiểu và hạ huyết áp. Liều lượng từ 10 – 20g cây khô mỗi ngày, sử dụng dưới dạng sắc uống hoặc hãm uống.

Cây sen

dieu-tri-huyet-ap-cao-bang-thuoc-nam-2 (2)

Tâm sen có tác dụng điều trị huyết áp cao

Sen thường mọc ở vùng ao hồ. Người ta thu hái sen về lấy hạt phơi khô, rồi lấy mầm nằm giữa hạt gọi là tâm sen. Tâm sen có vị đắng, tính hàn, có tác dụng giãn mạch ngoại vi, hạ huyết áp. Trà tâm sen được sử dụng chữa chứng mất ngủ, huyết áp cao. Tâm sen thường được phối hợp có dược liệu khác để trị bệnh. Liều trung bình mỗi ngày khoảng 1,5 – 3g, sắc hoặc hãm uống.

Cúc hoa

Trong cúc hoa chứa các loại axít amin như cholin, adenin và vitamin A. Cúc hoa có vị ngọt, khá đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sáng mắt. Cúc hoa thường được dùng trong các trường hợp: chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, huyết áp cao. Liều dùng: 8 – 12g hoa dưới dạng hãm hoặc thuốc sắc uống.

Trà hạ áp tiện dụng, dễ sử dụng. Tuy nhiên không phải tất cả người huyết áp cao đều dùng được. Đối với người huyết áp cao nghiêm trọng cần sử dụng kết hợp với các dược phẩm được điều chế từ thảo dược Đông y giúp mang lại hiệu quả điều trị huyết áp cao tối ưu.

hộp hạ áp

Hạ Áp Ích Nhân có tác dụng trị huyết áp cao hiệu quả

Một trong số các sản phẩm ứng dụng thảo dược Đông y trong điều trị huyết áp cao tiêu biểu là TPCN Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược. Sản phẩm được điều chế dưới dạng viên nang từ các thảo dược có tác dụng trị huyết áp cao hiệu quả như: Địa Long, Hòe Hoa, Nattokinase, Huyền sâm, Câu đằng, Hạ khô thảo… Các thảo dược này giúp ngăn ngừa từ gốc nguyên nhân gây huyết áp cao, giúp duy trì huyết áp ổn định lâu dài, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. TPCN Hạ Áp Ích Nhân ra đời đã giúp việc sử dụng các thảo dược Đông y trở nên dễ dàng hơn bao giờ.

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

  • Chia sẻ :

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược là sản phẩm được kết hợp bởi các thành phần: tinh chất Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa, Cau đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Hà thủ ô chế, Táo nhân… 

CÔNG DỤNG:

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: 

  • Người bị cao huyết áp, có nguy cơ tai biến
  • Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch
  • Lưu ý: Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Không dùng cho người huyết áp thấp.

CÁCH DÙNG:

  • Người bị cao huyết áp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Người bị di chứng sau tai biến: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên
  • Có thể dùng viên nang Hạ Áp Ích Nhân kèm với các thuốc tân dược điều trị cao huyết áp.

Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng