Kiểm soát lượng đạm (protein)
Để giúp huyết áp ổn định, bạn nên kiểm soát hàm lượng đạm (protein) phù hợp. Sử dụng quá nhiều các thực phẩm có hàm lượng đạm cao có thể khiến huyết áp tăng cao, gây nguy hiểm cho con người. Các bác sĩ đã chỉ ra rằng hàm lượng đạm phù hợp với một người là 0,5 – 1g/kg trọng lượng cơ thể (người 50kg dùng khoảng nửa lạng thịt trong ngày).
Bạn nên hạn chế các loại thịt đỏ
Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng các loại thịt trắng (như: gà, vịt…) thay vì những loại thịt đỏ (như: trâu, bò…), không nên ăn các loại thịt tẩm ướp nhiều gia vị như xúc xích, lạp sườn, dăm bông… không nên ăn thịt gia súc, gia cầm non vì các thực phẩm này chứa nhiều nuclêôprotein lúc tiêu hóa có thể sinh ra các chất purin, axit uric có hại cho gan thận, tim mạch… Bạn nên thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật để đảm bảo an toàn cho huyết áp.
Hạn chế chất béo (lipit)
Các thực phẩm chứa nhiều chất béo có thể dẫn đến hàm lượng cholesterol trong máu cao, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, làm tăng huyết áp, gây tai biến mạch máu não… Bên cạnh đó, các thực phẩm nhiều chất béo có thể khiến tăng cân, béo phì. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp thường gặp. Các nhà khoa học khuyến cáo bạn không nên ăn quá 30g lipit/ngày, trong đó nên ăn 1/2 là dầu thực vật, 1/2 là mỡ động vật.
Giảm ăn chất đường bột (gluxit)
Chất đường bột nói chung không gây hại cho người bệnh huyết áp cao nhưng nếu ăn quá nhiều cũng dễ dẫn tới béo phì, không tốt cho bệnh nhân huyết áp cao. Do đó, bạn cũng nên hạn chế sử dụng quá nhiều tinh bột mỗi ngày.
Giảm ăn muối
Ăn quá nhiều muối hoặc gia vị chứa muối không tốt cho bệnh nhân huyết áp cao. Người trưởng thành mỗi ngày chỉ nên ăn 4 – 6g muối, người huyết áp chỉ nên ăn 3-4g muối mỗi ngày. Bạn nên hạn chế ăn cá muối, dưa muối, thịt muối, nên sử dụng cách chế biến là luộc, hấp thay vì chiên, xào.
Bổ sung các loại rau quả
Các loại rau quả tươi rất tốt cho bệnh nhân huyết áp cao
Rau củ quả tươi như chuối, khoai tây, đu đủ chứa hàm lượng kali lớn, có tác dụng giúp thải natri ra ngoài, có lợi cho huyết áp. Trong rau xanh chứa nhiều vitamin K và C giúp tăng hàm lượng ion canxi trong máu, chống đông máu, từ đó giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Trong các loại quả như quýt, táo,… mang nhiều vitamin P, C… giúp hạ cholesterol trong máu, tăng cường sức bền của thành mạch, giúp phòng ngừa xuất huyết não.
Bên cạnh đó, trong các loại hoa quả tươi còn chứa nhiều vitamin E giúp tăng cường sức bền của thành mạch, giảm kết tập tiểu cầu, rất tốt cho người huyết áp cao kèm bệnh về van tim…
Bệnh nhân huyết áp cao nên kiểm soát huyết áp bằng ăn uống kiêng khem cũng là điều quan trọng, chớ ăn quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ bị thừa nhưng cũng không nên ăn quá ít sẽ không đủ lượng, gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể.
Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh, bạn nên kết hợp với các thảo dược Đông y giúp ngăn ngừa từ gốc nguyên nhân gây huyết áp cao. Một số thảo dược quen thuộc có tác dụng giúp hạ huyết áp hiệu quả như: Địa Long, Hòe Hoa, Nattokinase, bài thuốc Giáng áp hợp tễ… Trong đó, Địa Long và Nattokinase có tác dụng làm tan và ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giúp hạ huyết áp từ từ và hiệu quả. Bài thuốc Giáng áp hợp tễ là sự kết hợp của các thảo dược, đặc biệt là Hòe Hoa giúp nâng cao sức bền của thành mạch, từ đó giúp hạ huyết áp và duy trì huyết áp ổn định. Các thảo dược này giúp điều hòa các tạng Tâm, Can, Thận, từ đó ngăn ngừa từ gốc nguyên nhân gây bệnh.
Hạ Áp Ích Nhân được bào chế từ các thảo dược với tác dụng hạ huyết áp tuyệt vời
Đặc biệt, kế thừa thành tựu của Đông y, hiện nay, các thảo dược này đã được ứng dụng rộng rãi trong điều chế các dược phẩm có tác dụng hạ huyết áp. Tại Việt Nam, Công ty Nam Dược đã ứng dụng và điều chế thành công sản phẩm Hạ Áp Ích Nhân với tác dụng hạ huyết áp hiệu quả. Sản phẩm được bào chế từ các thảo dược Đông y, dưới dạng viên nang vừa tiện lợi vừa đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.