Nhận biết triệu chứng
Tăng huyết áp đột ngột là tình trạng các chỉ số huyết áp tăng cao bất thường một cách nhanh chóng khiến người bệnh không kịp trở tay. Bình thường, huyết áp của người trưởng thành có sức khỏe tốt sẽ ở mức 120/80mmHg. Tăng huyết áp đột ngột là tình huống huyết áp đột nhiên tăng rất cao, chỉ số huyết áp lên nhanh, có thể lên 200mmHg, trên 200mmHg, kèm theo các triệu chứng như đau đầu dữ dội, choáng váng, tim đập nhanh, khó thở,… Tăng huyết áp đột ngột nếu không được xử lý đúng cách có thể khiến người bệnh bị đột quỵ và đe dọa đến tính mạng.
Huyết áp tăng cao bất ngờ có thể gây ra đột quỵ
Cấp cứu nhanh khi bị tăng huyết áp đột ngột
Khi bị tăng huyết áp đột ngột cần phải xử trí kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Trong thời gian chờ bác sĩ đến khám hoặc đưa đi viện cần thực hiện ngay các bước sau:
– Cho người bệnh nằm nghỉ ngơi tại chỗ, hít thở sâu, thả lỏng cơ thể.
– Nếu có máy đo huyết áp cá nhân, đo ngay cho người bệnh, huyết áp cao trên 180mmHg nếu có viên hạ huyết áp nhanh dạng nhỏ giọt dưới lưỡi thì nhỏ luôn, nếu không có thì sử dụng thuốc viên hạ huyết áp.
Trường hợp chỉ số huyết áp từ 200mmHg trở lên, nếu trong nhà có thuốc lợi tiểu thì cho uống kèm luôn.
Trường hợp không có thuốc tây thì cho người bệnh uống nước rau cần tây, nước râu ngô, nước rau họ cải hoặc các loại nước có tác dụng lợi tiểu. Ngoài ra, để hạ huyết áp có thể bấm vào các huyệt sau:
– Day huyệt ấn đường:Dùng ngón tay trỏ hoặc giữa bấm day huyệt ấn đường khoảng 30 lần.
– Vuốt trán:Dùng hai ngón tay cái hoặc ngón trỏ vuốt từ giữa trán sang hai bên cuối huyệt thái dương khoảng 30 lần.
– Chải tóc:5 ngón tay hơi mở, ấp vào tóc phía trước rồi chải dần về phía sau gáy, làm khoảng 30 lần.
– Day huyệt thái dương:Dùng hai ngón tay cái hoặc ngón giữa day vào huyệt thái dương khoảng 50 lần.
– Xoa huyệt dũng tuyền: Dùng tay xoa xát mạnh lòng bàn chân xoa nhanh dần cho đến khi lòng bàn chân nóng lên thì thôi.
Phòng tránh tăng huyết áp đột ngột bằng cách nào?
Để phòng tránh tình trạng huyết áp tăng cao đột ngột và những biến chứng, người bệnh cần tự bảo vệ mình bằng cách trang bị máy đo huyết áp cá nhân, luôn mang theo các loại thuốc hạ huyết áp nhanh, thuốc lợi tiểu. Ngoài ra cần tránh: xúc động mạnh, căng thẳng…
Cùng với đó, người bệnh nên sử dụng các thảo dược Địa Long, Hòe Hoa, Nattokinase,… có tác dụng ổn định huyết áp nhờ cơ chế điều hòa các tạng Tâm, Can, Thận, giúp ngăn ngừa từ gốc nguyên nhân gây bệnh.
Giải pháp giúp hạ và ổn định huyết áp, ngăn ngừa biến chứng
Địa Long
Địa Long (Giun đất) được y học cổ truyền sử dụng hơn 1000 năm nay. Enzyme Fibrinolytic trong Địa Long đã được các nhà khoa học chứng minh là có khả năng thủy phân mạnh mẽ, làm đứt các sợi Fibrin – tác nhân chính hình thành nên mảng xơ vữa và cục máu đông, giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim cho người bệnh cao huyết áp. Ngoài ra, Địa Long có tác dụng điều chỉnh huyết áp ở người tăng huyết áp xu hướng trở về mức bình thường.
Nattokinase
Nattokinase là một enzyme hoạt huyết mạnh có nguồn gốc từ món ăn truyền thống có tên là Natto (đậu tương lên men), được người dân Nhật Bản dùng để phòng và chữa các bệnh tim mạch từ nghìn năm nay.
Nattokinase có tác dụng kép lên quá trình hình thành cục máu đông và làm tan cục máu đông bằng cách kích thích cơ thể tăng cường sản xuất plasmin (enzym nội sinh làm tan sợi huyết Fibrin trong cơ thể).
Hòe Hoa
Theo các nhà khoa học, Hòe Hoa có chứa rất nhiều rutin, có tác dụng trong việc tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, bảo vệ thành mao mạch, tăng sức bền thành mạch, phòng vỡ và đứt mạch máu, duy trì huyết áp ổn định, an toàn.
Theo TS Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên trưởng khoa Nội bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương: “Sự kết hợp giữa Địa Long, Nattokinase, Hòe Hoa với bài thuốc Giáng áp hợp tễ trong Hạ Áp Ích Nhân có tác dụng hỗ trợ kiểm soát và ổn định huyết áp, làm tan cục máu đông, tăng sức bền thành mạch, từ đó phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Cùng với đó, việc sử dụng bài thuốc này thường xuyên giúp giảm thiểu nguy cơ huyết áp tăng cao đột ngột”.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.