>> Bệnh cao huyết áp nên ăn gì, tránh gì?
Công dụng của cháo trai với huyết áp
Con trai nước ngọt hay trai sông còn có tên là bạng; cả thịt và vỏ đều được dùng làm thuốc. Nó thường sống ở sông ngòi, đầm, ao, hồ, sông, suối… Theo tài liệu của Viện dinh dưỡng quốc gia, thịt trai sông giàu đạm, canxi, phốt-pho, một số vitamin như B1, B2, PP, C và đặc biệt là có rất nhiều kẽm.
Thịt trai sông phối hợp với một số vị thuốc Nam có tác dụng chữa bệnh cao huyết áp, viêm gan vàng da, trẻ em ra mồ hôi trộm… đặc biệt, món cháo trai dùng vô cùng tốt cho những người có huyết áp không ổn định. Để tăng tác dụng giáng áp, người bệnh có thể dùng lá dâu bánh tẻ thái nhỏ nấu cùng với món cháo trai.
Món cháo trai dễ làm, dễ ăn
Món cháo trai chế biến cũng đơn giản: Trai sông ngâm nước vo gạo 1-2 ngày cho nhả hết phân, rửa sạch vỏ, đem luộc chín; lọc lấy thịt nạc khoảng 2-3 con cho một người ăn. Để ráo nước, thái nhỏ, thêm gia vị, nước mắm ướp cho ngấm, xào chín với dầu thực vật hoặc mỡ lợn cho thơm. Dùng cháo ăn liền hay gạo vừa đủ nấu cháo. Sau khi cháo nhừ mới cho thịt trai đã xào vào. Để hiệu quả nhất thì nên ăn cháo khi còn nóng.
Chế độ ăn cho người huyết áp không ổn định
Mặc dù cháo trai là một món ăn hữu hiệu để ổn định huyết áp, người bệnh cũng không thể dùng mỗi ngày. Thay vào đó, nên tìm hiểu chế độ ăn cho người huyết áp không ổn định để có thể luân phiên thay đổi thực đơn, tránh nhàm chán trong khẩu vị. Sau đây là một số lưu ý:
– Chế độ ăn giàu kali (4 – 5g/ngày) có tác dụng giảm huyết áp. Rau xanh, quả chín là nguồn thực phẩm cung cấp kali chủ yếu. Các loại ngũ cốc, đậu hạt, bông cải xanh, rau dền, ngót, đay, mồng tơi, táo tây, lê, cam, chuối, đu đủ… cũng chứa nhiều kali. Lượng rau quả tươi nên dùng mỗi ngày trên 400 – 500g/ngày. Rau quả còn là nguồn cung chất xơ giúp giảm hấp thu cholesterol toàn phần trong thực phẩm.
– Đảm bảo đủ canxi, magiê theo nhu cầu khuyến nghị. Các loại rau lá màu xanh đậm, đậu đỗ, sữa, trứng, tôm cua… là nguồn thực phẩm có nhiều canxi, magiê. Uống 2 ly sữa tách béo mỗi ngày giúp đảm bảo nhu cầu canxi cho cơ thể, người lớn cũng nên phơi nắng để tránh thiếu vitamin D.
Magie có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua…
– Người bị cao huyết áp không nên dùng quá 6 thìa canh dầu ăn/ngày. Nên hạn chế các loại chất béo no, chất béo dạng trans và cholesterol như mỡ, dầu dừa, bơ, sốt mayonaise và nên tăng cường các chất béo có lợi từ vừng, lạc, hạt điều, trái bơ và bổ sung ít dầu oliu hoặc dầu hạt cải, dầu nành dầu mè để cho thêm vào món ăn, hạn chế các món chiên rán, nhiều dầu thay bằng các món luộc, hấp, kho.
– Hạn chế ăn các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, cừu, chó… vì có hàm lượng cholesterol cao hơn các loại thịt có màu trắng như thịt gà, vịt, bê… Tăng cường các thực phẩm giàu chất béo omega-3 như cá basa, cá ngừ, cá trích, cá bông lau, cá mè… các loại rau có lá xanh đậm, đậu nành, dầu hạt cải… nên ăn cá 3 – 4 lần/tuần thay cho thịt màu đỏ
Uống gì để ổn định huyết áp
Thuốc Tây có thể hạ huyết áp nhanh chóng, ngăn ngừa nguy cơ tai biến có thể đột ngột xảy ra nhưng không thể điều hòa và ổn định huyết áp. Làm được điều này, cần phải nhắc đến các sản phẩm Đông y với thành phần thảo dược từ thiên nhiên như Địa Long, Nattokinase, Hòe Hoa hay bài thuốc Giáng áp hợp tễ. Sự kết hợp này có thể thấy trong TPCN Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược.
Sự kết hợp các thảo dược có khả năng ổn định huyết áp
Địa Long với enzym fibrinolytic giúp thủy phân các sợi huyết fibrin, làm tan cục máu đông, hỗ trợ giãn cơ trơn thành mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu được suôn sẻ hơn. Nattokinase được chiết xuất từ món ăn truyền thống Natto của Nhật Bản cũng giúp phá tan cục máu đông bằng cách kích thích cơ thể sản sinh plasmin – enzym tự nhiên của cơ thể có tác dụng thủy phân fibrinogen. Hòe Hoa giúm làm tăng độ bền thành mạch. Sự kết hợp các thảo dược này là sự kết hợp hoàn hảo trong điều trị tăng huyết áp và duy trì huyết áp ổn định ở mức an toàn, dài lâu.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.