Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân huyết áp cao

06/12/2016

Trong quá trình điều trị bệnh huyết áp cao, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, vấn đề ăn uống đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa biến chứng của bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng rõ ràng huyết áp cao nên ăn gì. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Chế độ ăn giảm muối, giàu kali và canxi

huyet-ap-cao-nen-an-gi-1 (2)

Thực phẩm giàu canxi rất tốt cho bệnh nhân huyết áp cao

Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15g/ngày, trong ấy có tới 10g có sẵn trong thực phẩm tự nhiên, do đó chỉ nên bổ sung thêm 5g muối tức là 1 thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng ăn nhiều muối có thể gây tăng huyết áp. Càng ăn ít muối, huyết áp càng thấp. Để giảm nguy cơ gây bệnh, ngoài việc giảm lượng muối trong lúc nấu nướng, thì bạn cũng nên tránh dùng thêm muối hoặc nước chấm cũng như hạn chế các loại thức ăn nhanh, đồ muối (như thịt muối, dưa muối, cà muối)…

Chế độ ăn nhiều trái cây, rau, những thực phẩm ít chất béo

huyet-ap-cao-nen-an-gi-2 (2)

Nên bổ sung các loại rau quả, trái cây

Chúng ta nên ăn 3 bữa một ngày trong đấy 1/2 thực phẩm là chất bột, rau xanh, trái cây, hạn chế các thức ăn chứa nhiều mỡ và đồ ngọt. Bạn nên bổ sung các loại thức ăn chứa nhiều chất xơ hòa tan như: các loại đậu, rau xanh… Hàng ngày nên ăn khoảng 55 – 85g các chế phẩm từ sữa như phomát, sữa chua…

Nhiều nghiên cứu cho thấy chất xơ trong rau quả và các loại ngũ cốc thô như: gạo lứt, bắp, các loại đậu có tác dụng chuyển hóa những chất béo và giúp hạ huyết áp. Các chất xơ, nhất là chất xơ tan trong nước, có khả năng hút nước và trương nở lên đến 8 – 10 lần, do đó có thể kết dính và đào thải các cặn bã và chất độc hại ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, chất xơ cũng có tác dụng hút những acid mật do cơ thể sản sinh ra để tiêu hóa những chất béo và đào thải chúng ra ngoài theo đường ruột.

Bên cạnh chất xơ và các vi chất khác, ăn nhiều rau quả còn giúp bảo đảm chế độ ăn nhiều kali và ít natri, đóng vai trò quan trọng giúp ổn định huyết áp.

Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo

Các nhà khoa học đã khuyến nghị khẩu phần ăn hàng ngày (tính theo mức cung cấp năng lượng) không nên quá 1/10 là lượng mỡ bão hòa. Mỡ bão hòa có trong mỡ động vật, bơ, phomát… Do đó, bạn nên ăn nhiều cá, hải sản và giảm các loại thịt đỏ như: thịt lợn, thịt bò, mỡ động vật và lòng đỏ trứng vì chúng có hàm lượng mỡ bão hòa cao, nguyên nhân gây ra xơ vữa động mạch, làm tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.

Hạn chế rượu bia, thuốc lá

huyet-ap-cao-nen-an-gi-3 (1)

Bệnh nhân huyết áp cao nên hạn chế rượu bia, thuốc lá

Có nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa rượu và huyết áp. Uống nhiều rượu có thể làm tim đập nhanh, huyết áp tăng, tăng nguy cơ mắc huyết áp cao. Vì vậy, bạn nên cần tránh uống nhiều rượu/bia. Nam giới mỗi ngày không uống quá 2 ly nhỏ, tương đương khoảng 330ml bia hay 120 ml rượu vang hay 30ml rượu whisky. Phụ nữ và người nhẹ cân, lượng rượu uống chỉ nên ít hơn hoặc bằng 1/2 nam giới.

Thuốc lá ngày càng được chứng minh là rất hại cho sức khỏe, đặc biệt là các bệnh tim mạch. Ngừng hút thuốc là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh huyết áp cao và những bệnh tim mạch khác.

Huyết áp cao là một căn bệnh phổ biến, thường xảy ra ở người cao tuổi, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Bệnh thường diễn biến lặng lẽ nhưng hậu quả rất nặng nề, bởi thế nếu được theo dõi và điều trị đúng sẽ hạn chế được các tai biến, biến chứng của bệnh. Các bác sĩ cũng đã đưa ra khuyến nghị rằng bên cạnh duy trì chế độ ăn hợp lý, để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, bạn nên kết hợp sử dụng các thảo dược Đông y có nguồn gốc từ thiên nhiên như: Địa Long, Hòe Hoa, Nattokinase, Huyền sâm, Câu đằng, Hạ khô thảo…

Các thảo dược Đông y này chú trọng đến điều hòa các tạng Tâm, Can, Thận, giúp ngăn ngừa từ gốc nguyên nhân gây bệnh, giúp hạ huyết áp từ từ, duy trì huyết áp ổn định và phòng ngừa những biến chứng do bệnh gây ra.

Tuy nhiên, các thảo dược này khá tốn công sức trong quá trình chế biến và điều trị. Do đó, hiện nay, để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh cũng như tiện lợi khi sử dụng, các thảo dược này đã được ứng dụng trong điều chế các dược phẩm trị huyết áp cao. Một trong số đó không thể không kể đến TPCN Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược. Sản phẩm được bào chế từ Địa Long, Hòe Hoa, Nattokinase, Huyền sâm, Câu đằng, Hạ khô thảo… với công thức đặc biệt dành riêng cho người Việt nên vừa mang lại hiệu quả cao, vừa an toàn cho sức khỏe.

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

  • Chia sẻ :

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược là sản phẩm được kết hợp bởi các thành phần: tinh chất Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa, Cau đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Hà thủ ô chế, Táo nhân… 

CÔNG DỤNG:

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: 

  • Người bị cao huyết áp, có nguy cơ tai biến
  • Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch
  • Lưu ý: Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Không dùng cho người huyết áp thấp.

CÁCH DÙNG:

  • Người bị cao huyết áp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Người bị di chứng sau tai biến: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên
  • Có thể dùng viên nang Hạ Áp Ích Nhân kèm với các thuốc tân dược điều trị cao huyết áp.

Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng