Hạn chế muối giúp hạ huyết áp
Theo một nghiên cứu của Viện Tim – Phổi và Huyết học Quốc gia ở Mỹ, liên quan đến các chế độ ăn uống phòng ngừa bệnh huyết áp cao đã cho thấy, nếu chỉ ăn khoảng 1,5g muối/ngày sẽ có tác dụng hạ huyết áp hữu hiệu. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy càng ăn ít muối, càng giúp hạ huyết áp hiệu quả.
Muối có thể làm tăng huyết áp
Một khảo sát gần đây đã cho biết, người Việt Nam có khuynh hướng ăn nhiều muối. Lượng muối trung bình mỗi người tiêu thụ từ 18 – 22g mỗi ngày, trong khi lượng muối khuyến cáo không quá 5g/ngày. Như vậy, lượng muối ăn đã nhiều gấp 3 – 4 lần so với khuyến cáo. Bởi vậy, đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến tỉ lệ mắc huyết áp cao ở nước ta cao như vậy.
Muối được đưa vào cơ thể từ hai nguồn chính là phần cho thêm vào thức ăn (gia vị) và phần vốn có trong thực phẩm. Muối có trong các gia vị như: muối, nước mắm, bột nêm, bột ngọt… số lượng muối này được đưa vào cơ thể phụ thuộc vào khẩu vị ăn của từng người. Phần muối có sẵn trong thực phẩm là lượng muối vốn có trong thực phẩm đấy hoặc muối được thêm vào trong công đoạn chế biến, bảo quản như trong thịt hun khói, thực phẩm đóng hộp… Khả năng hấp thụ muối ở từng người cũng khác nhau, do cơ địa của từng người và phụ thuộc vào tính di truyền.
Để phòng ngừa bệnh huyết áp cao, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo mỗi người hàng ngày không ăn quá 5g muối natri. Bên cạnh đó, bạn nên tránh dùng các thực phẩm chế biến sẵn cũng như các thức ăn nhanh vì chúng chứa hàm lượng muối cao.
Bạn cũng nên biết hàm lượng muối có trong một số thực phẩm đề điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp. Lượng muối có trong 100g của một số thực phẩm hàng ngày (tính theo đơn vị miligam): cá và các thủy sản 418mg, trứng gà 158mg, trứng vịt 191mg, cần tây 96mg, sữa và sản phẩm chế biến từ sữa 380mg, đậu cô ve 96mg, rau húng quế 91mg, thịt bò 183mg, cá thu 110mg, cá trích 160ng, cá ngừ 78mg…
Ứng dụng Đông y trong điều trị huyết áp cao
Nhiều người lầm tưởng cho rằng chỉ cần giảm hàm lượng muối là có thể hạ huyết áp. Song điều này không hoàn toàn chính xác. Tuy giảm hàm lượng muối có tác dụng nhất định trong điều trị huyết áp cao, song, bạn cần duy trì chế độ ăn lành mạnh kết hợp với sử dụng các bài thuốc Đông y để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Một số thảo dược Đông y có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả
Từ xa xưa, cha ông ta đã sử dụng các thảo dược Đông y như bài thuốc hữu hiệu giúp điều trị huyết áp cao. Đông y chú trọng đến điều hòa các tạng Tâm, Can, Thận, giúp ngăn ngừa từ gốc nguyên nhân gây bệnh. Một số thảo dược Đông y được ứng dụng trong điều trị huyết áp cao như: Địa Long, Hòe Hoa, Nattokinase, Huyền sâm, Câu đằng, Hạ khô thảo… Tuy nhiên, Đông y thường có tác dụng khá chậm và tốn công sức khi sử dụng.
Hạ Áp Ích Nhân có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả
Do đó, hiện nay, để vừa đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh, vừa an toàn cho sức khỏe, các thảo dược này dã được ứng dụng trong điều chế các sản phẩm trị huyết áp cao. Một trong số các sản phẩm này phải kể đến Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược. Sản phẩm được điều chế dưới dạng viên nang từ các thảo dược trị huyết áp như: Địa Long, Hòe Hoa, Nattokinase, bài thuốc Giáng áp hợp tễ… giúp ngăn ngừa từ gốc nguyên nhân gây bệnh, duy trì huyết áp ổn định lâu dài, phòng ngừa hiệu quả các biến chứng của bệnh.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.