Bổ sung hoa quả và rau tươi
Bệnh nhân huyết áp cao nên bổ sung hoa quả và rau xanh
Trong thực đơn ăn uống hàng ngày của bạn nên bổ sung nhiều trái cây và rau quả như bông cải xanh, cải bắp, khoai tây … Bạn nên thường xuyên ăn những trái cây như dưa hấu, cam, chuối. Các thực phẩm này có chứa hàm lượng kali cao sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh huyết áp cao hiệu quả.
Giảm chất béo
Bạn nên tránh ăn những loại thực phẩm giàu chất béo và các sản phẩm từ sữa nếu như bị huyết áp cao. Thay vào đó, bạn có thể dùng những sản phẩm sữa ít chất béo như phô mai, sữa chua và pho mát.
Bổ sung thực phẩm giàu protein
Thực phẩm ít chất béo và giàu protein là chế độ ăn uống hợp lý nhất cho người bị bệnh áp huyết cao. Bạn có thể dùng những dòng thực phẩm giàu protein như cá hồi, cá ngừ, tôm, trứng…
Bổ sung hạt ngũ cốc
Các loại hạt ngũ cốc có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả
Người bị huyết áp cao không nên dùng những loại thực phẩm được chế biến sẵn, thay vào đó, người bệnh có thể dùng những dòng thực phẩm ngũ cốc như yến mạch, ngũ cốc, bánh mì đen và mì ống.
Bổ sung những loại hạt, đậu
Các bác sĩ đã chỉ ra rằng một số loại hạt, đậu có khả năng phòng ngừa huyết áp cao hiệu quả. Để không bị tăng huyết áp, mọi người nên thường xuyên dùng những loại hạt, đậu và bơ đậu phộng.
Sử dụng dầu ăn lành mạnh
Bệnh nhân huyết áp cao nên dùng dầu oliu
Người bị huyết áp cao không nên dùng mỡ và các loại dầu không rõ xuất xứ. Sử dụng mỡ trong chế biến thực phẩm sẽ khiến làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu, ngây nguy cơ xơ vữa động mạch và huyết áp cao. Một số loại dầu tốt cho bệnh nhân huyết áp cao như dầu ô liu. Dầu ô liu giúp người bệnh hạ huyết áp bởi vì trong thành phần của dầu chứa những axit béo, omega 3 giúp duy trì huyết áp ổn định.
Giảm lượng đường và rượu bia
Nếu bị huyết áp cao, hàng ngày, bạn nên tránh việc dùng đường và các rượu bia, chất kích thích. Đường có thể khiến tăng cân, tăng hàm lượng cholesterol trong máu – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây huyết áp cao.
Rượu bia, chất kích thích có thể khiến tim đập nhanh, thần kinh hưng phấn, gây mất ngủ, từ đó dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp. Không những thế, bạn cũng không nên dùng các loại đồ uống có ga bởi nó có thể làm tăng áp huyết cũng như phá hủy các mạch máu.
Tránh thức ăn chứa nhiều natri (thức ăn mặn)
Thức ăn chứa nhiều natri (thức ăn mặn) có thể khiến huyết áp tăng cao. Bởi thế, lượng natri thu nạp hàng ngày không được quá 4 – 6g. Do đó, bạn không nên sử dụng những thực phẩm như đồ biển đông lạnh, khoai tây chiên, mù tạt và dưa chua bởi chúng chứa lượng natri cao.
Nếu bạn đang thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn uống để giảm huyết áp thì bạn nên kiểm tra áp huyết của mình thường xuyên. Bằng cách theo dõi sự thay đổi chế độ ăn uống, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sự khác biệt huyết áp của mình trong vòng 2-3 tuần. Tuy nhiên, chế độ ăn uống thường có tác dụng chậm và không thể thay thế các dược phẩm trị huyết áp cao. Tuy nhiên, hiên nay, các Tây dược trị cao huyết áp có thể gây nhờn thuốc và gây tác dụng phụ nếu sử dụng trong một thời gian dài. Do đó, bạn nên sử dụng các dược phẩm trị huyết áp cao có nguồn gốc từ các thảo dược Đông y như Nattokinase, Hòe Hoa, Địa Long và bài thuốc Giáng áp hợp tễ. Đây là các vị thảo dược được ứng dụng hàng nghìn năm trong việc điều trị huyết áp cao. Trong đó, Hòe Hoa chứa hàm lượng rutin cao từ 6 – 30%, giúp nâng cao sức bền của thành mạch, từ đó giúp hạ huyết áp hiệu quả. Địa Long và Nattokinase có tác dụng kép giúp làm tan cục máu đông và kích thích cơ thể sản sinh hoạt chất giúp phòng ngừa cục máu đông, từ đó giúp ngăn ngừa tai biến mạch máu não – một biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp cao. Bài thuốc Giáng áp hợp tễ có tác dụng giúp ngăn ngừa các nguy cơ gây huyết áp cao từ gốc, đồng thời giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Do đó, các dược phẩm này giúp hạ huyết áp và ổn định huyết áp lâu dài mà không gây tác dụng phụ cho con người.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.