Theo Đông y, cam thảo có tác dụng thải độc mạnh, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng cam thảo thường xuyên trong thời gian dài là một trong những yếu tố gây ra bệnh cao huyêt áp, phù nề.
Ảnh hưởng của cam thảo đến huyết áp
Cam thảo là một loại thảo dược rất quen thuộc với người Việt, hầu như ai cũng từng nếm thử vị thuốc này. Cam thảo có rất nhiều công dụng như tăng trọng lượng cùng sức dẻo dai của cơ thể, giải độc, giảm đau, bảo vệ gan, chống viêm, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, nâng cao khả năng miễn dịch…
Cam thảo có lợi mà cũng có hại nhất định
Tuy nhiên, nếu không biết chính xác cách sử dụng, cam thảo có thể gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể, nhất là khi dùng dài ngày. Nguyên nhân là do 6 – 14% glycyrizin có trong cam thảo, chất này có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza và có độc tố yếu khi đi qua đường miệng. Nhiều người thường sử dụng cam thảo và nhân trần làm nước uống vào mùa hè nhưng lại không biết điều này là hoàn toàn sai lầm. Bởi vì nhân trần có vị đắng, cay, tính hàn có tác dụng giảm đau đầu, mát gan, cảm nhiệt. Cả hai loại trên đều tốt cho sức khỏe nhưng lại có tác dụng ngược lại khi kết hợp với nhau. Bởi trong quá trình nhân trần giúp đào thải nước thì cam thảo lại có tính giữ nước. Do đó, thói quen kết hợp này có thể khiến người sử dụng dễ bị tăng huyết áp.
Vậy huyết áp cao nên uống gì?
Thay vì sử dụng nước nhân trần kết hợp với cam thảo, người bệnh có thể dùng nước chè xanh. Chè là một loại nước uống có giá trị dinh dưỡng, thành phần cơ bản của chè có tanin. Nhờ tanin mà chè có vị chát riêng biệt. Tanin có tác dụng đối với niêm mạc ống tiêu hóa, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có ích ở ruột hoạt động. Trong chè xanh có cafein (2,5-4%), có tác dụng kích thích hưng phấn đối với hệ thần kinh trung ương, hoạt động của tim mạch, thận và ống tiêu hóa.
Chè xanh rất tốt cho người bệnh cao huyết áp
Trong nước chè có chất flavonoids là chất chống oxy hóa có tác dụng phòng ung thư. Hợp chất tự nhiên của thảo mộc trong chè có thể phòng ngừa tăng cholesterol máu, hạn chế máu đông nghẽn mạch. Nếu hấp thu các hợp chất này với số lượng lớn đều đặn hàng ngày sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Vì vậy người bị cao huyết áp uống nước chè xanh là rất tốt.
Đông y cho người bệnh cao huyết áp
Cũng với nguyên lý điều trị bệnh tận gốc từ các tạng Tâm, Can, Thận như Y học cổ truyền, Đông y hiện đại ứng dụng các thảo dược có lợi trong chữa bệnh cao huyết áp để bào chế ra nhiều sản phẩm tiện lợi cho người bệnh. Ví dụ như sản phẩm TPCN Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược, với thành phần Địa Long, Nattokinase, Hòe Hoa và các thảo dược trong bài thuốc Giáng áp hợp tễ nổi tiếng.
Các thảo dược tốt cho người bệnh cao huyết áp
Công dụng lớn nhất của các thảo dược này là không những làm hạ huyết áp dần dần mà còn giữ cho chỉ số huyết áp luôn ổn định ở mức an toàn. Chúng vừa làm tan cục máu đông, giải khai lòng mạch lại vừa kích thích cơ thể tự sản sinh cơ thế thủy phân cục máu đông khi chúng “manh nha” tái hình thành. Không những thế, các loại thảo dược như Địa Long, Hòe Hoa còn giúp làm tăng độ bền thành mạch, giãn cơ trơn thành mạch và tăng độ đàn hồi của mạch máu. Nhờ thế, huyết áp không những được kiểm soát mà những tai biến nguy hiểm cũng được ngăn chặn.
TPCN Hạ Áp Ích Nhân được tin tưởng bởi tính công hiệu cũng như sự an toàn cho người bệnh khi sử dụng lâu dài. Sử dụng sản phẩm kết hợp với thói quen dinh dưỡng hợp lý và lối sống khoa học sẽ giúp người bệnh an tâm vui sống hơn rất nhiều.