Dấu hiệu nhận biết xơ vữa động mạch

15/03/2018

Xơ vữa động mạch thường không có triệu chứng cho đến khi mảng xơ vữa gây hẹp nặng hoặc tắc hoàn toàn một nhánh động mạch, dẫn đến biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,  thậm chí tử vong.

Xơ vữa động mạch nguy hiểm như thế nào?

Xơ vữa động mạch được xếp vào nhóm bệnh lý đặc biệt nguy hiểm vì nó là nguyên nhân gây tử vong số một trong tất cả các bệnh lý. Khi bị xơ vữa động mạch, các động mạch dẫn máu tới các cơ quan sẽ bị thu hẹp, khiến các cơ quan bị thiếu oxy và các chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động bình thường, lâu dần dẫn tới suy giảm chức năng.

Đặc biệt, xơ vữa động mạch là yếu tố tạo điều kiện để cục máu đông hình thành bên trong lòng mạch. Cục máu đông có thể kết hợp với mảng xơ vữa đột ngột gây tắc nghẽn hoàn toàn một mạch máu nào đó.

 

Xơ vữa động mạch gây ra nhồi máu cơ tim và đột quỵ não

Các biến chứng của xơ vữa động mạch phụ thuộc vào vị trí động mạch bị tổn thương. Ví dụ:

– Bệnh động mạch vành tim: có các biến chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và suy tim.

– Bệnh động mạch cảnh não: gây biến chứng cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ.

– Bệnh động mạch ngoại biên: gây biến chứng hoại tử mô, giảm cảm giác ở các chi làm tăng nguy cơ chấn thương.

– Phình mạch: là biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra ở bất kỳ phần động mạch nào của cơ thể. Nó có thể gây vỡ mạch máu, khiến người bệnh sẽ bị chảy máu trong nghiêm trọng và tử vong nhanh chóng do mất máu.

– Bệnh thận mạn tính: cũng là biến chứng nguy hiểm của xơ vữa động mạch thận.

Nhận biết xơ vữa trong động mạch

Quá trình hình thành xơ vữa động mạch tiến triển âm thầm, từ từ và khó phát hiện. Trong giai đoạn đầu, người bệnh thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhưng rất khó nhận ra. Chỉ khi các mảng xơ vữa phát triển khiến lòng động mạch bị thu hẹp đáng kể, làm giảm hẳn lưu lượng máu tới các cơ quan thì các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện rõ rệt.

 

Động mạch bị xơ vữa

Người có nguy cơ mắc bệnh phải chú ý những dấu hiệu nhận biết xơ vữa động mạch qua các giai đoạn như sau:

– Giai đoạn đầu: thường ở giai đoạn này chưa có biểu hiện gì ra bên ngoài

– Giai đoạn lâm sàng: có các triệu chứng thiếu máu điển hình

– Giai đoạn biến chứng: các biến chứng do sự thiếu máu cục bộ gây ra, tùy thuốc vào cơ quan bị tổn thương mà có các biến chứng khác nhau.

Một số biểu hiện của xơ vữa động mạch ở giai đoạn biến chứng:

– Xơ vữa động mạch vành tim: Khi lưu lượng máu về tim không đủ, gây ra triệu chứng đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim.

– Nếu xơ vữa động mạch xảy ra ở động mạch máu não, các dấu hiệu có thể nhận thấy là tê bì tay chân hoặc cảm giác yếu ớt vô lực, khó nói hoặc nói lắp, tạm thời mất thị lực ở một mắt, triệu chứng của đột quỵ nhẹ, cơn thiếu máu não thoáng qua. Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển thành một cơn tai biến mạch máu não.

– Nếu xơ vữa động mạch ở chân, tay, người bệnh sẽ có các triệu chứng của bệnh động mạch ngoại vi, chẳng hạn như đau khi vận động hoặc những cơn đau như chuột rút do thành động mạch bị tắc, nên máu không thể lưu chuyển đến chân hay tay.

– Nếu xơ vữa động mạch ở thận, ban đầu thường không có biểu hiện gì nhưng khi bệnh đã nặng người bệnh thường sẽ đi tiểu nhiểu hoặc tiểu ít, thường tiểu nhiều vào ban đêm, ăn không ngon và thường buồn nôn, bị phù chân, tay, mặt.

– Xơ vữa động mạch khi kết hợp với bệnh rối loạn mỡ bẩm sinh, sẽ khiến các chất mỡ bị ứ đọng lại, tích tụ lại tạo ra các gân cơ và có thể nhìn thấy rõ những cục nhỏ dưới da.

Ngoài ra, khi có các triệu chứng điển hình của bệnh lý thiếu máu não như: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu, rối loạn trí nhớ, lú lẫn, mất ngủ, khó tập trung…người bệnh cần đi khám ngay để xác định các bệnh lý mắc kèm. Làm xét nghiệm máu để biết có tăng cholesterol máu hay không. Khi làm xét nghiệm cần lưu ý xét nghiệm cholesterol toàn phần (cholesterol), cả cholesterol tốt và cholesterol xấu.

Người huyết áp cao phòng tránh xơ vữa động mạch như thế nào?

Lối sống lành mạnh phòng ngừa xơ vữa động mạch cho người huyết áp cao

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân dẫn đến xơ vữa động mạch và làm bệnh trở nên nặng hơn. Một lối sống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch cũng như ngăn chặn nó tiến triển nặng hơn:

– Bỏ thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc; hạn chế rượu bia, các chất kích thích.

– Ăn uống lành mạnh: Hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, muối và đường, tăng cường trái cây và rau củ mỗi ngày.

– Tập thể dục thường xuyên: Mỗi tuần, bạn nên dành ít nhất 150 phút để tập thể dục cường độ nhẹ (như đi xe đạp hoặc đi bộ nhanh), tập thể dục cường độ mạnh ít nhất 2 lần/tuần.

– Duy trì cân nặng ổn định bằng cách vận động thể chất và thực hiện chế độ ăn uống lành mạch.

Ngoài ra, phần lớn người bệnh cao huyết áp sử dụng Tây y trong điều trị bệnh. Các nhóm thuốc tây hạ áp đang sử dụng có nhiều ưu thế trong việc giúp hạ huyết áp nhanh chóng, tuy nhiên lại không hạn chế được nguy cơ hình thành cục máu đông, hay làm giãn cơ trơn thành mạch, thông suốt mạch máu, làm bền mạch, hạn chế nguy cơ đứt vỡ, hạ huyết áp và mỡ máu.

Theo các chuyên gia y tế, bên cạnh các thuốc tây làm tan huyết khối, người bị cao huyết áp nên sử dụng các bài thuốc đông y từ Địa Long, Nattokinase, Hòe Hoa kết hợp với bài thuốc Giáng áp hợp tễ để ngăn ngừa tận gốc sự hình thành các cục máu đông, giảm nguy cơ đột quỵ và nguy cơ mắc phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp.

Bài thuốc đông y phá tan các cục máu đông, ngừa xơ vữa động mạch

  • Enzyme Fibrinolytic trong Địa Long (giun đất) và enzyme Nattokinase giúp ngăn ngừa sự hình thành và phá tan các cục máu đông bằng cách làm tan, làm đứt các sợi huyết Fibrin – tác nhân chính gắn kết các thành phần tạo nên cục máu đông, giúp giảm nguy cơ ta biến cho người bệnh cao huyết áp.
  • Hòe Hoa có chứa rất nhiều rutin, có tác dụng trong việc tăng cường sức chịu đựng của thành mạch, làm tăng sự đàn hồi và dẻo dai của thành mạch, tăng sức bền thành mạch, phòng nguy cơ bị vỡ mạch, đứt mạch máu, duy trì huyết áp ổn định, an toàn.
  • Còn bài thuốc Giáng áp hợp tễ được kết hợp từ các thảo dược thiên nhiên gồm hạ khô thảo, câu đằng, táo nhân, huyền sâm có tác dụng cải thiện những triệu chứng khó chịu của bệnh như căng thẳng, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ…

Hiện nay, trên thị trường đã có một sản phẩm kết hợp được cả Địa Long, Hòe Hoa, Nattokinase và bài thuốc Giáng áp hợp tễ. Đó là TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân do công ty Nam Dược sản xuất. 10 năm qua, sản phẩm đã được hàng trăm nghìn bệnh nhân huyết áp cao tin dùng để giúp hạ và ổn định huyết áp, phòng ngừa đột quỵ.

—————

 Thông tin cho bạn đọc:

Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty TNHH Nam Dược

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 

  • Chia sẻ :

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược là sản phẩm được kết hợp bởi các thành phần: tinh chất Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa, Cau đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Hà thủ ô chế, Táo nhân… 

CÔNG DỤNG:

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: 

  • Người bị cao huyết áp, có nguy cơ tai biến
  • Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch
  • Lưu ý: Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Không dùng cho người huyết áp thấp.

CÁCH DÙNG:

  • Người bị cao huyết áp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Người bị di chứng sau tai biến: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên
  • Có thể dùng viên nang Hạ Áp Ích Nhân kèm với các thuốc tân dược điều trị cao huyết áp.

Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng