Đừng để tăng huyết áp thành kháng trị

09/01/2018

Hôm nay huyết áp của bạn có thể dễ dàng được kiểm soát. Nhưng nếu bạn là người không chấp hànhchế độ điều trị đầy đủ thì ngày mai huyết áp cua bạn sẽ trở thành kháng trị.

 1. Thế nào là tăng huyết áp kháng trị

Tăng huyết áp kháng trị là tăng huyết áp không đáp ứng với thuốc điều trị. Người ta quy định tăng huyết áp được gọi là kháng trị khi đã dùng đơn thuốc với liều dùng tối đa, đã phối hợp đơn thuốc với ba thuốc có cơ chế tác dụng khác nhau nhưng không thể hạ được huyết áp về mức lý tưởng.

Bệnh nhân có hai điều kiện như sau thì mới được gọi là kháng trị đó là:

–         Liều dùng phải là tối đa, không thể tăng liều thêm vì tăng liều là gây ra ngộ độc thuốc.

–         Phác đồ điều trị hiện tại có 3 thuốc trở lên, mỗi thuốc một cơ chế tác dụng riêng, không lặp lại.

Đây là sự cố không bình thường đối với cả bệnh nhân và bác sỹ điều trị. Vì với BS mục tiêu điều trị không đạt được, không thể hạ được huyết áp về mức an toàn làm cho bệnh nhân mất tin tưởng vào thầy thuốc. Còn đối với bệnh nhân, tính mạng của họ như treo ở trên cao, có thể rơi xuống bất cứ khi nào. Họ đang tíến tới con đường không có cách nào điều trị nên phải buông tay cho số phận. 

Tăng huyết áp kháng trị thực sự là nguy hại. Vì biến chứng luôn rình rập xảy ra, chỉ có điều là nó xảy ra vào lúc nào mà thôi.

  2. Nguy hiểm ra sao?

Trong các thể tăng huyết áp, nếu tăng huyết áp kịch phát hay còn gọi là tăng huyết áp ác tính có thể gây ra tử vong đột ngột thì tăng huyết áp kháng trị lại đang lấy dần đi cơ hội sống của bệnh nhân. Họ đang tiến đến một nguy cơ hiện hiện ngay trước mắt là không có cơ hội điều trị, không còn thuốc để dùng.

Song cái đó không phải là điều lo sợ nhất. Điều đáng sợ nhất của những người bị tăng huyết áp kháng trị đó là nguy cơ biến chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, chỉ đợi thời cơ. Các biến chứng này có thể gây ra tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Có ba biến chứng mà người bệnh cần phải hết sức lưu ý đó là: chảy máu não, nhồi máu cơ tim và suy thận.

Chảy máu não là hiện tượng mạch máu não bị vỡ ra làm cho máu tràn vào trong não. Mạch máu não rất bền và khó bị vỡ, tuy nhiên đối với tăng huyết áp kháng trị thì huyết áp ở chỉ số cao liên tục không có cách nào giảm được, do vậy áp lực quá mạnh này khiến mạch máu bị vỡ ra và bệnh nhân tự nhiên chảy máu não.

Chảy máu não mức độ nhẹ thì có thể gây ra bán thân bất toại, liệt nửa người cũng có thể liệt vĩnh viễn. Người bệnh có thể vĩnh viễn không sử dụng được đôi tay hay đôi chân của mình mà phải nhờ vào đôi nạng gỗ hay xe lăn. Người bệnh còn có thể bị cấm khẩu, méo miệng không nói được gì.

Tùy vào vị trí chảy máu mà mức độ nặng nhẹ khác nhau, néu chảy máu não nhiều và sâu trong não thì mức độ nặng càng lớn. Người bệnh có thể tử vong luôn mà không thể cứu chữa được.

Cùng với chảy máu não là nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim và suy thận ít gặp hơn so với biến chứng chảy máu não. Nhưng một khi đã mắc rồi thì rất hệ trọng. Nhồi máu cơ tim thường gặp ở người bị xơ cứng thành mạch, hẹp động mạch vành và bị chứng thiếu máu cơ tim cục bộ kéo dài. Khi có sự tác động thêm của tăng huyết áp kháng trị thì nguy cơ xảy ra càng lớn. Mức độ nặng và nguy cơ tử vong lớn hơn nhiều so với biến chứng chảy máu não.

Do đó trong điều trị bệnh người ta vô cùng sợ tăng huyết áp trở nên kháng trị. Sợ vì không biết tiếp theo sau đây sẽ phải điều trị bằng gì và sợ những biến chứng có thể gặp phải.

 3. Tại sao lại thành kháng trị?

Một câu hỏi đặt ra với người bị bệnh tăng huyết áp là tại sao tăng huyết áp lại có thể trở thành kháng trị? Không nhẽ tự nhiên bệnh lại diễn ra như thế?

Những thắc mắc tự nhiên này là những câu hỏi rất đáng được quan tâm. Và sẽ thật bất ngờ vì những trường hợp kháng trị lại do chính bệnh nhân gây ra. Có rất nhiều lỗi hay có rất nhiều nguy cơ khiến tăng huyết áp trở nên kháng trị do chính bệnh nhân đem đến.

Nguyên nhân đầu tiên là người bệnh không tuân thủ chế độ điều trị phối hợp tại nhà. Bao giờ và bất cứ khi nào BS điều trị cũng căn dặn bệnh nhân là phải ăn nhạt, kiêng mặn, giảm trừ chất béo, mỡ. Tuy nhiên điều này không phải ai cũng ngoan ngoãn tuân thủ. Họ không chấp hành do không thể bỏ thói quen từ bé. Hoặc cũng có thể họ không hiểu được tầm quan trọng của những lời dặn này. Việc làm này khiến cho thuốc cũng không thể kéo huyết áp của họ về mức an toàn. Muối giữ nước do vậy ăn muối chằng khác nào cho thêm nước vào trong lòng mạch để làm tăng áp lực mạch máu.

Nhóm nguy cơ thứ hai là bạn không chấp hành chế độ điều trị không cần thuốc. Các biện pháp điều trị không cần thuốc rất có hiệu quả tròn việc hỗ trợ kiểm soát huyết áp. Chúng bao gồm tập dưỡng sinh, tập thể dục, tập yoga. BS của bạn sẽ can nhắc thể trạng của bạn mà cho ra một loại hình tập luyện thích hợp nhất. Song có thể do bạn không có thời gian cũng như lười nhác bạn không tham gia thế là huyết áp cứ tăng dần lên mức kháng trị.

Nhóm nguy cơ thứ 3 đó là kiêng các chất cần phải kiêng. Nhưng người bệnh không thực hiện được. Thực không may các chất cần phải kiêng chính là những chất làm cho huyết áp tăng vọt. Không những thế nó còn làm cho mạch máu xơ cứng, tim đập mạnh và đẩy huyết áp lên cao. Đó là rượu bia thuốc lá café, chè xanh. Bạn thử kiểm nghiệm lại mà xem những người nghiện rượu bia thuốc lá café chè xanh thường vin vào cớ này cớ kia để không từ bỏ. Họ vẫn uống thuốc và uốg rượu bia như không có chuyện gì xảy ra, họ không biết răng chính những chất này là nguyên nhân chính dẫn đến huyết áp tăng cao.

Nhóm nguyên nhân thứ tư đó là do sự cẩu thả và coi nhẹ phác đồ điều trị. Người bệnh đã không tự giác uống thuốc, không tự giác dùng thuốc đủ, không uống đúng ngày và đủ thời gian. Thấy êm êm là dừng. Điều này lâu ngày làm cho các thụ cảm tiếp nhận thuốc không còn nhạy cảm. Chúng không còn giá trị và không còn tiếp nhận trong những lần điều trị sau. Bạn cần nhớ tăng huyết áp cần uống thuốc đủ và đúng như bác sỹ căn dặn không được tự ý bỏ thuốc.

Tuy nhiên cúng có các trường hợp tuy đã chấp hành đầy đủ phác đồ điều trị theo BS mà tăng huyết áp kháng trị vẫn diễn ra là do bệnh nhân có thể trạng đặc biệt, cần được theo dõi điều trị tại bệnh viện

 4. Cách phòng ngừa?

Trong chiến lược kiểm soát huyết áp tốt nhất bạn  nên duy trì huyết áp ở mức chấp nhận đươc. Đừng để huyết á trở thành kháng trị. Để làm được điều đó, bạn cần tuân thủ chấp hành nghiêm chỉnh chế độ điều trị của thầy thuốc bao gồm: loại thuốc, số lượng, liều lượng, thời điểm uống trong ngày, thời gian duy trì. Đây là biện pháp có tính chiến lược nhất giúp bạn tránh tối đa nguy cơ kháng trị.

Bạn cũng cần thực hiện chế độ dinh dưỡng quy chuẩn để hỗ trợ điều trị. Bạn không nên có quan niệm ăn uống thả phanh miễn là có thuốc điều trị trong tay. Vì dinh dưỡng không đúng có thể làm bạn hỏng mục tiêu hạ huyết áp. Bạn vừa hạ được giá trị huyết áp, muối có thể làm huyết áp của bạn tăng lên.

Bạn nhớ phải tránh xa rượu bia thuốc lá chè café, dù đó là những buổi tiếp khách trọng thể. Nếu không bạn có thể sẽ phải nhập viện ngay sau những buổi tiếp khách trọng thể đó.

Thực ra trong câu chuyện huyết áp có trở thành kháng trị hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào bạn, ko phụ thuộc vào thầy thuốc.

 

 

  • Chia sẻ :

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược là sản phẩm được kết hợp bởi các thành phần: tinh chất Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa, Cau đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Hà thủ ô chế, Táo nhân… 

CÔNG DỤNG:

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: 

  • Người bị cao huyết áp, có nguy cơ tai biến
  • Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch
  • Lưu ý: Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Không dùng cho người huyết áp thấp.

CÁCH DÙNG:

  • Người bị cao huyết áp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Người bị di chứng sau tai biến: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên
  • Có thể dùng viên nang Hạ Áp Ích Nhân kèm với các thuốc tân dược điều trị cao huyết áp.

Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng