ĐẶT CÂU HỎI CÙNG CHUYÊN GIA

CÂU TRẢ LỜI CỦA CHUYÊN GIA

nguyenquanghieunguyenq xxx

Ngày

con năm nay 25 tuổi .cho con hỏi con mới khám định kì trong cty lúc đo huyết áp thì 130/90. như vậy có nguy hiểm ko? con cám ơn

con năm nay 25 tuổi .cho con hỏi con mới khám định kì trong cty lúc đo huyết áp thì 130/90. như v...

con năm nay 25 tuổi .cho con hỏi con mới khám định kì trong cty lúc đo huyết áp thì 130/90. như vậy có nguy hiểm ko? con cám ơn

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn.
Ở tuổi của bạn huyết áp đo được 130/90 mmHg là hơi cao, nhưng bạn nên chú ý, khi đo huyết áp phải nghỉ ngơi trước đó 15 phút thì chỉ số huyết áp mới đúng, còn đo ngay sau khi vận động, hay một số trường hợp mắc hội chứng áo choàng trắng, hồi hộp sợ sệt khi đo thì đều cho chỉ số không chính xác. Bạn cần theo dõi chỉ số huyết áp trong 1 tuần liên tục, nếu đo chỉ số vẫn như vậy bạn có nguy cơ bị cao huyết áp, cần đến viện kiểm tra sức khỏe tổng thể để tìm nguyên nhân.

  • Chia sẻ :

Phạm Minh 0939564 xxx

Ngày

Kính chào bác sỹ, tôi năm nay 32 tuổi bị tăng huyết áp vô căn, bác sỹ cho uống thuốc sáng 1v losartan50, chiều 1v nebivolol 2,5. Ngoài ra tôi còn u...

Kính chào bác sỹ, tôi năm nay 32 tuổi bị tăng huyết áp vô căn, bác sỹ cho uống thuốc sáng 1v losa...

Kính chào bác sỹ, tôi năm nay 32 tuổi bị tăng huyết áp vô căn, bác sỹ cho uống thuốc sáng 1v losartan50, chiều 1v nebivolol 2,5. Ngoài ra tôi còn uống 4 viên hạ áp ích nhân/ ngày. Huyết áp ổn định 120-130/78-85. Tuần sau tôi khám sức khoẻ định kỳ cơ quan hàng năm. Lấy máu và nước tiểu xét nghiệm buổi sáng. Tôi uống thuốc như vậy có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm hoá sinh và xét nghiệm nước tiểu không. Xin bác sỹ hướng dẫn giúp tôi.

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn

Các thuốc hạ huyết áp bạn kể trên không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Bạn lưu ý các thuốc hạ đường huyết hay hạ mỡ máu uống trước khi lấy máu xét nghiệm thì có thể ảnh hưởng đến chỉ số đường và chỉ số mỡ máu khi xét nghiệm

 

  • Chia sẻ :

Câu 1

Tôi đã bị huyết áp cao 2 năm nay. Hiện tại đang sử dụng thuốc tây thì có dùng Hạ Áp Ích Nhân được không? Dùng kết hợp với thuốc Tây như thế nào?

Tôi đã bị huyết áp cao 2 năm nay. Hiện tại đang sử dụng thuốc tây thì có dùng Hạ Áp Ích Nhân được...

Tôi đã bị huyết áp cao 2 năm nay. Hiện tại đang sử dụng thuốc tây thì có dùng Hạ Áp Ích Nhân được không? Dùng kết hợp với thuốc Tây như thế nào?

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn, 

Hạ Áp Ích Nhân dùng kết hợp được với các thuốc tây khác, uống ngày 4 - 6 viên tùy theo chỉ số huyết áp, nếu huyết áp tăng cao có thể tăng liều lên, uống cùng với thuốc tây hoặc chia đều ra trong ngày. Không nên uống ngay khi ăn no vì có thể làm thuốc hấp thu chậm. Khi huyết áp về trị số bình thường thì có thể giảm dần liều thuốc tây được.

  • Chia sẻ :

Câu 2

Xin hỏi Dược sĩ, ai có thể dùng được Hạ Áp Ích Nhân? Hạ Áp Ích Nhân đã được nghiên cứu đánh giá chưa?

Xin hỏi Dược sĩ, ai có thể dùng được Hạ Áp Ích Nhân? Hạ Áp Ích Nhân đã được nghiên cứu đánh giá c...

Xin hỏi Dược sĩ, ai có thể dùng được Hạ Áp Ích Nhân? Hạ Áp Ích Nhân đã được nghiên cứu đánh giá chưa?

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn,

Mọi lứa tuổi bị huyết áp cao đều có thể dùng được Hạ Áp Ích Nhân, cả nam và nữ: 

  • Người cao huyết áp bị tai biến dùng để hỗ trợ ổn định huyết áp, phòng nguy cơ tai biến lại lần sau.
  • Người cao huyết áp có kèm mắc các bệnh như mỡ máu cao, tiểu đường, mắc các bệnh khác…đều dùng được.
  • Người cao huyết áp dùng thuốc tây, dùng kèm Hạ Áp Ích Nhân để hỗ trợ huyết áp hạ, ổn định hơn và giảm liều thuốc tây.
  • Người cao huyết áp uống thuốc tây bị tác dụng phụ, dùng kết hợp để giảm tác dụng phụ của thuốc tây.
  • Người có huyết áp tăng nhẹ(140-155/90-95) đi khám nhưng bác sĩ không kê thuốc tây

Hạ Áp Ích Nhân đã có nghiên cứu lâm sàng đánh giá về tác dụng và độ an toàn tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. 

  • Chia sẻ :

Câu 3

Tại sao cao huyết áp lại dễ bị tai biến mạch máu não?

Tại sao cao huyết áp lại dễ bị tai biến mạch máu não?

Tại sao cao huyết áp lại dễ bị tai biến mạch máu não?

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn,

Nguyên nhân tai biến trong tăng huyết áp phần lớn là do cục máu đông được hình thành trong lòng mạch. Tăng huyết áp làm cho mạch máu luôn phải chịu một áp lực lớn nên dễ bị rạn nứt, tổn thương. Tổn thương mạch máu trong tăng huyết áp là tổn thương mãn tính, làm cho mạch máu dễ bị xơ cứng và hẹp dần lại. Mặt khác nơi thành mạch tổn thương làm cho tiểu cầu và các thành phần của máu dễ đến tập chung lại được gắn kết bởi các sợi Fibrin, vì vậy xuất hiện nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch. Cục máu đông di chuyển trong lòng mạch dễ tắc ở các mạch máu nhỏ như não gây tai biến mạch máu não, tim gây nhồi máu cơ. 

Một nguyên nhân nữa dẫn đến tai biến mạch não là do huyết áp không ổn định, lên xuống thất thường, có thể tăng cao đột ngột gây vỡ mạch, xuất huyết não.

  • Chia sẻ :

Câu 4

Thuốc Hạ Áp Ích Nhân bán ở đâu? Tôi có thể mua như thế nào?

Thuốc Hạ Áp Ích Nhân bán ở đâu? Tôi có thể mua như thế nào?

Thuốc Hạ Áp Ích Nhân bán ở đâu? Tôi có thể mua như thế nào?

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn,

Hạ Áp Ích Nhân có bán tại nhà thuốc trên toàn quốc hoặc bạn có thể đăng kí mua trực tiếp từ công ty sẽ được chuyển miễn phí tại nhà. 

  • Chia sẻ :

Câu 5

Một ngày nên đo huyết áp mấy lần và nên đo lúc mấy giờ?

Một ngày nên đo huyết áp mấy lần và nên đo lúc mấy giờ?

Một ngày nên đo huyết áp mấy lần và nên đo lúc mấy giờ?

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn, 1 ngày bạn có thể đo huyết áp nhiều lần, nhưng để đo chính xác nhất nên đo huyết áp sau ngủ dậy buổi sáng từ 15 – 30p nhé.Hiện bạn bị huyết áp cao hay có người thân bị huyết áp cao và đang điều trị thuốc tây như thế nào ạ.bạn có thể chia sẻ thêm thông tin hoặc để lại SĐT Nhân viên liên hệ tư vấn trực tiếp nhé.Thân mến!

  • Chia sẻ :

Câu 6

Thành phần của Hạ Áp Ích Nhân là gì?

Thành phần của Hạ Áp Ích Nhân là gì?

Thành phần của Hạ Áp Ích Nhân là gì?

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn, 

Hạ Áp Ích Nhân là sự kết hợp của các loại thảo dược: Địa long, Nattokinase, Hòe hoa và bài thuốc Giáng áp hợp tễ

  • Địa long: Địa long còn gọi là giun đất được sử dụng trong y học cổ truyền hơn 1000 năm chữa các bệnh phù thũng, kinh phong co giật, bán thân bất toại, miệng mắt méo lệch. Ở Việt Nam, từ những năm đầu thế kỷ XX, toa thuốc và tên bài thuốc sử dụng Địa long chữa tai biến mạch máu não đã xuất hiện, được in lại trong cuốn sách “200 bài thuốc quí” của lương y Lê Văn Tình vào năm 1940. Theo kết quả nghiên cứu của y học hiện đại, các nhà khoa học Nhật Bản và Trung Quốc đã chứng minh Địa long có chứa enzyme Fibrinolytic có khả năng thủy phân mạnh mẽ, làm đứt các sợi fibrin – tác nhân chính làm gắn kết tiểu cầu và các thành phần của máu hình thành cục máu đông trong lòng mạch. Đây chính là cơ chế dùng Địa long giúp dự phòng nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
  • Natokinase: kích thích cơ thể tăng sản xuất plasmin (là enzym làm tan sợi huyết), phá cục máu đông.
  • Hòe hoa: chứa Rutin c có tác dụng làm tăng độ đàn hồi, tăng sức bền thành mạch, phòng nguy cơ vỡ đứt mạch máu.
  • Bài thuốc giáng áp hợp tễ (Câu đằng, Hạ khô thảo, Địa long, Huyền sâm, Táo nhân), Hà thủ ô. có tác dụng phục hồi và điều hòa các tạng Can, Thận, Tâm từ đó giúp hạ và ổn định HA. Giúp hết đau đầu chóng mặt, ù tai, giúp an thần, ngủ ngon sâu giấc.
  • Chia sẻ :

Câu 7

Dược sĩ cho tôi hỏi: Tôi mới phát hiện bị huyết áp cao, vậy điều trị tăng huyết áp nếu chỉ hạ huyết áp thôi đã đủ để phòng ngừa tai biến chưa?

Dược sĩ cho tôi hỏi: Tôi mới phát hiện bị huyết áp cao, vậy điều trị tăng huyết áp nếu chỉ hạ huy...

Dược sĩ cho tôi hỏi: Tôi mới phát hiện bị huyết áp cao, vậy điều trị tăng huyết áp nếu chỉ hạ huyết áp thôi đã đủ để phòng ngừa tai biến chưa?

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn,

Trong điều trị tăng huyết áp chỉ sử dụng thuốc hạ huyết áp thôi là chưa đủ để phòng ngừa được tai biến, phải song song kết hợp với phá cục máu đông. Theo các chuyên gia y tế, bên cạnh các thuốc tây làm tan huyết khối, người bị cao huyết áp nên sử dụng các bài thuốc đông y từ Địa Long, Nattokinase, Hòe Hoa kết hợp với bài thuốc Giáng áp hợp tễ để ngăn ngừa tận gốc sự hình thành các cục máu đông, giảm nguy cơ đột quỵ và nguy cơ mắc phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp.

  • Chia sẻ :