ĐẶT CÂU HỎI CÙNG DƯỢC SĨ

CÂU TRẢ LỜI CỦA CHUYÊN GIA

khuất diệu linhlinhkhu xxx

Ngày 27/01/2015

chào bác. năm nay bà cháu 73 tuổi , bà bị huyết áp cao đã 10 năm rồi. khi thời tiết thay đổi thì huyết áp của bà lại lên xuống thất thường , tim đậ...

chào bác. năm nay bà cháu 73 tuổi , bà bị huyết áp cao đã 10 năm rồi. khi thời tiết thay đổi thì ...

chào bác. năm nay bà cháu 73 tuổi , bà bị huyết áp cao đã 10 năm rồi. khi thời tiết thay đổi thì huyết áp của bà lại lên xuống thất thường , tim đập nhanh khoảng 110 đến 115 nhịp/phút, người khó chịu , nhiếu lúc cơ thể bị cứng lại, khó thở. cháu hỏi bác hiện tượng đó là gì, và nếu cháu đưa bà đi khám thì khám ở đâu? cháu xin cảm ơn GS nhiều!

Chuyên gia trả lời:

Chào cháu.

Hiện tượng tim đập nhanh, huyết áp thay đổi thất thường ở những trường hợp bị huyết áp cao lâu năm chưa kiểm soát tốt các chỉ số huyết áp khó tránh khỏi. Ở bệnh nhân cao huyết áp làm mạch máu giãn ra theo cơ chế thông thường các thành phần máu sẽ tích tụ vá lại lâu dần hình thành các mảng xơ vữa làm động mạch hẹp lại, lượng máu lưu thông kém khiến tim phải làm việc nhiều hơn, đập nhanh hơn, người mệt mỏi khó chịu vì các tế bào thiếu oxy nuôi dưỡng dẫn tới suy hô hấp. Tim làm việc gắng sức trong thời gian dài sẽ dẫn tới suy tim. Hiện tượng huyết áp không ổn định khi thời tiết nóng hoặc lạnh là do các mạch máu rất nhậy cảm với nhiệt độ, có thể giãn nở, co lại khi gặp môi trường nhiệt độ nóng hoặc lạnh theo nguyên lý vật lý thông thường. Vì vậy, mục tiêu điều trị giữ huyết áp ổn định ở mức dưới 140/90 tránh các biến chứng có thể xảy ra do cao huyết áp. Trường hợp của bà cháu nên đưa đi khám sớm tại các bệnh viện chuyên về tim mạch và có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ hạ, ổn định huyết áp, hạn chế tai biến từ thảo dược như Hạ áp ích Nhân. Khi gặp hiện tượng tim đập nhanh nên nghỉ ngơi tránh vận động gắng sức, tránh thay đổi tư thế, nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại, chú ý hơn dự báo thời tiết để có cách phòng bị tốt hơn.

 

  • Chia sẻ :

cao thu hathuhaca xxx

Ngày 24/01/2015

Chào GS tôi năm nay 46 tuổi nữ giới khoảng 2tháng nay tôi bị đau nửa đầu đi khám BS cho thuốc uống đỡ nhưng lại bị huyết áp cao sa...

Chào GS tôi năm nay 46 tuổi nữ giới khoảng 2tháng nay tôi bị đau nửa đầu đi khám BS cho...

Chào GS tôi năm nay 46 tuổi nữ giới khoảng 2tháng nay tôi bị đau nửa đầu đi khám BS cho thuốc uống đỡ nhưng lại bị huyết áp cao sau mấy tuần theo dõi thi huyết áp không ổn định lên xuống nhưng mấy ngày nay thường cao 150/96 hoạc 140/95 BS cho uống thuốc lọai 2,5mg uống được mấy hôm mà vẵn chưa đỡ và còn đau nửa đầu kiểu đau đầu này chưa bao giờ bị đau phía sau đỉnh đầu bên phải ạ đau nhiều rất khó chụi ,tôi nhờ GS tư vẫn và chuẩn đoán giúp tôi bây giờ phải làm gì tôi rất lo lắng sợ bị tai biến vì rất đau đầu .Cám ơn GS Nhiều

Chuyên gia trả lời:

Chào chị.

Hiện tượng đau nửa đầu có nhiều nguyên nhân như Tăng huyết áp, thiếu máu não, rối loạn vận mạch não, u não…ở nữ giới giai đoạn tiền mãn kinh mãn kinh cũng có thể bị như vậy. Trường hợp của chi có thể do tăng huyết áp thôi, tuy nhiên cũng cần đi khám kỹ về chuyên khoa thần kinh để tìm nguyên nhân chính xác. Nếu hiện tại sử dụng thuốc tây mà huyết áp chưa hạ được thì nên đi khám lại để bác sỹ đổi nhóm thuốc cho phù hợp. Ngoài ra có thể kết hợp với sản phẩm đông y để hỗ trợ huyết áp ổn định và giảm đau đầu như Hạ áp ích Nhân.

 

  • Chia sẻ :

bùi đức thànhbuiduct xxx

Ngày 21/01/2015

Chào giáo sư! cháu năm nay 35 tuổi xin hỏi GS vấn đề như sau: Cứ gần trưa (10 - 12h) cháu có các biểu hiện người và mặt nóng bừng hoặc lạnh (nóng h...

Chào giáo sư! cháu năm nay 35 tuổi xin hỏi GS vấn đề như sau: Cứ gần trưa (10 - 12h) cháu có các ...

Chào giáo sư! cháu năm nay 35 tuổi xin hỏi GS vấn đề như sau: Cứ gần trưa (10 - 12h) cháu có các biểu hiện người và mặt nóng bừng hoặc lạnh (nóng hay lạnh tủy từng hôm, hôm nào lạnh thì thấy tay chân run), mắt mỏi (như buồn ngủ), lòng bàn tay ra mồ hôi, tim đập mạnh, chóng mặt và nặng đầu. Sau thời gian ăn trưa thì hết, ban đêm hay bị mất ngủ. Như vậy cháu có phải bị huyết áp cao không? Cháu xin cám ơn Giáo sư!

Chuyên gia trả lời:

Chào cháu.

Các triệu chứng trên cháu đang gặp phải có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau, có thể là rối loạn thần kinh giao cảm, tăng huyết áp….. Để chẩn đoán có cao huyết áp hay không thì phải đo huyết áp mới khẳng định được, cháu cần theo dõi chỉ số huyết áp trong thời gian 10-12h trưa và cả ngoài thời gian đó nữa. Nếu huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg thì chẩn đoán là tăng huyết áp. Cháu cũng nên đến bệnh viện khám và kiểm tra để được chẩn đoán xác định, có biện pháp điều trị đúng.

 

  • Chia sẻ :

Vũ Thủyngankha xxx

Ngày 20/01/2015

Chào bác. Tôi năm nay 47 tuổi. huyết áp của tôi hàng ngày bình thường chỉ 110, 120/ 60, 70. Cách đây hơn 1 năm lần đầu tiên tôi bị huyết áp tăng c...

Chào bác. Tôi năm nay 47 tuổi. huyết áp của tôi hàng ngày bình thường chỉ 110, 120/ 60, 70. Cách...

Chào bác. Tôi năm nay 47 tuổi. huyết áp của tôi hàng ngày bình thường chỉ 110, 120/ 60, 70. Cách đây hơn 1 năm lần đầu tiên tôi bị huyết áp tăng cao lên 190/90 và đến bây giờ bị vài lần tăng cao như vậy. như cách đây khoảng 2 tháng bị tăng lên 200/109, sau 1, 2 ngày lại trở lại bình thường. Xin GS, TS giúp tư vấn cho tôi với huyết áp k đều như vậy tôi phải làm sao ạ. Tôi xin cám ơn bác rất nhiều!

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn
Ở bệnh nhân cao huyết áp các chỉ số cao bất thường là điều khó tránh khỏi do chịu nhiều tác động bởi ngoại cảnh như cảm xúc, làm việc quá sức, mất ngủ, thay đổi môi trường nhiệt độ đột ngột… Huyết áp cao dao động thất thường rất nguy hiểm vì có thể sảy ra tai biến khó lường. Vì vậy việc kiểm soát huyết áp ở mức an toàn <140/90 mmHg rất quan trọng. Trước hết cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt nên hạn chế các nguy cơ có thể làm tăng huyết áp đột ngột trên. Nên ăn nhạt, hạn chế đồ cay nóng và kích thích, tránh gắng sức, tránh thức khuya, thay đổi tư thế hay môi trường nhiệt độ từ nóng sang lạnh và ngược lại. Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc tây rồi mà huyết áp vẫn không ổn định được ở mức an toàn bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm Đông y như Hạ áp Ích nhân để hỗ trợ huyết áp hạ xuống thấp hơn và ổn định huyết áp,  ngăn ngừa nguy cơ tai biến. 

 

  • Chia sẻ :

Nguyễn Văn Đôngdong.ng xxx

Ngày 04/01/2015

Bố em năm nay cũng đã 65 tuổi, do một lần làm việc nặng thế là say sẩm mặt mày, 1 người nhìn thành ba người. đi khám thì bệnh viện thành phố vinh, ...

Bố em năm nay cũng đã 65 tuổi, do một lần làm việc nặng thế là say sẩm mặt mày, 1 người nhìn thàn...

Bố em năm nay cũng đã 65 tuổi, do một lần làm việc nặng thế là say sẩm mặt mày, 1 người nhìn thành ba người. đi khám thì bệnh viện thành phố vinh, BS chuẩn đoán là bệnh tai biến nhẹ.Huyết áp của bố không đều lúc 150/75, lúc 140/65. Nhịp tim của bố đo được chỉ có 58-60 và cũng đã lâu bố cũng bị bệnh đâu ngực, lâu lâu lại bị nhói. với bệnh như em mô tả ở trên xin tư vấn của bác sỹ, chế độ ăn uống, ăn kiêng như thế nào ah. bệnh này có chữa khỏi đươc không ạ. Hiện tại ông cũng tĩnh táo và bán hàng bình thường ạ

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn.
Trường hợp bố của bạn bị cao huyết áp đã có tai biến nhẹ, nhất là lại kèm theo triệu chứng đau nhói ngực cần phải đi khám chuyên khoa về tim mạch sớm. Đau ngực như vậy không thể chủ quan được, khám để có phương pháp điều trị đúng và kịp thời giúp phòng tránh các bệnh lý về mạch vành tim, nhồi máu cơ tim….Cần khám uống thuốc theo đơn và đi khám định kỳ có sự theo dõi của bác sỹ điều trị. Cao huyết áp có đến  85-90% không tìm thấy nguyên nhân nên việc điều trị khỏi bệnh này là rất khó. Bệnh của bố bạn cần chú ý những điều sau để hạn chế nguy cơ tai biến lần hai:

– Cần phải giữ huyết áp ổn định luôn ở chỉ số an toàn <140/90mmHg. nếu dùng thuốc tây rồi mà huyết áp chưa xuống được mức này thì nên kết hợp dùng thêm thuốc đông y như Hạ áp Ích nhân để giúp giảm, ổn định huyết áp và phòng nguy cơ tai biến 

– Cần uống thuốc trị cơn đau nhói ngực theo đơn của bác sỹ tim mạch.

– Chế độ ăn cần lưu ý không được ăn mặn, hạn chế ăn đạm, phủ tạng động vật, đồ béo ngọt nhiều, đồ cay nóng và kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc lá….

– Cần tập thể dục những môn nhẹ nhàng thường xuyên, tránh các môn thể dục mất sức nhiều. Không được làm việc quá sức, tránh stress, mất ngủ. Tránh thay đổi tư thế đột ngột, tránh chỗ gió lùa, khi thức dậy cần vận động nhẹ nhàng tại chỗ 5-10 phút rồi mới ra khỏi giường. Tránh thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh và ngược lại.

 

  • Chia sẻ :