Giảm huyết áp với 4 món cháo bổ dưỡng

28/11/2016

Bệnh huyết áp cao nên ăn gì chắc hẳn là thắc mắc của nhiều bệnh nhân trong quá trình điều trị . Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho bạn một số món cháo bổ dưỡng cho bệnh nhân huyết áp cao.

Cháo gạo đậu xanh nấu tỏi

benh-huyet-ap-cao-nen-an-gi-1

Món cháo đậu xanh nấu tỏi

Tỏi có tác dụng giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol, nâng cao độ bền của thành mạch, từ đó có tác dụng hạ huyết áp từ từ và duy trì huyết áp ổn định. Và tỏi được đưa vào nấu cháo rất hữu ích cho bệnh nhân huyết áp cao.

Nguyên liệu: 20g tỏi, 100g đậu xanh (ngâm nước cho mềm), 20g đường phèn, 500ml nước. Tùy vào việc bạn ăn được nhiều tỏi hay ít mà có thể điều chỉnh lượng tỏi phù hợp với khẩu vị.

Cách làm: Bạn đem toàn bộ nguyên liệu rửa sạch. Sau đó, bạn đem chưng cách thủy cho đến lúc đậu xanh chín. Bạn có thể dùng cả nước lẫn cái, và ăn khi đói bụng, dùng liên tục trong 10 ngày sẽ có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả.

Cháo gạo lứt, rau cần nấu cải bó xôi

Trong cải bó xôi chứa nhiều natri, kali, canxi, magnesi, phospho, mangan, sulfur, đồng, kẽm, sắt, vitamin B, C, tiền vitamin A, B12 và lipid, protid, glucid, nước, chất xơ…rất tốt cho người huyết áp cao và bệnh nhân mỡ máu.

Nguyên liệu: 80g gạo lứt, 100g rau cần tây, 100g cải bó xôi.

Cách làm: Bạn đem gạo lứt vo sạch, rửa sạch rau cần tây, cải bó xôi rồi cắt thành khúc ngắn. Nấu gạo thành cháo rồi cho rau vào, nấu sôi 5 phút là được. Bạn nên ăn nóng khi đói bụng. Ăn món cháo này đều đặn sẽ giúp huyết áp ổn định.

Cháo cà rốt nấu gạo

benh-huyet-ap-cao-nen-an-gi-2

Cháo cà rốt nấu gạo

Cà rốt chứa nhiều vitamin A, có tác dụng giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa, đồng thời còn chứa nhiều chất xơ rất tốt cho bệnh nhân huyết áp cao. Cháo nấu cà rốt dễ ăn và cách làm cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần cho hai nguyên liệu này đã xơ chế vào ninh nhừ và ăn khi nóng hay nguội đều được.

Nguyên liệu: 100g cà rốt, 100g gạo tẻ.

Cách làm: Bạn đem cà rốt gọt vỏ rồi rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ. Gạo vo sạch, cho hai thứ vào nồi nấu với 1 lít nước, ninh thành cháo nhừ.

Cháo khoai lang nấu ý dĩ

Trong Đông y, khoai lang có tính ngọt, chứa nhiều chất xơ, ít calori kết hợp với ý dĩ giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Vì vậy, cháo nấu ý dĩ đặc biệt tốt cho bệnh nhân huyết áp cao.

Nguyên liệu: một nắm gạo nếp, 20g ý dĩ, 200g khoai lang, muối vừa đủ.

Cách làm: Bạn đem gạo nếp, ý dĩ cho ra rá, vo thật sạch. Khoai lang gọt bỏ vỏ, cắt miếng vuông nhỏ, ngâm nước để khoai khỏi thâm. Cho gạo nếp, ý dĩ vào nồi, đổ một lượng nước vừa đủ rồi ninh, chú ý lúc cháo sôi thi thoảng khuấy đều để cháo tránh bị cháy dưới đáy nồi.

Nếu bạn thích lúc ăn còn nguyên miếng khoai lang thì cháo gần được mới cho khoai vào nồi, còn trường hợp thích khoai nhuyễn cùng cháo thì lúc cháo sôi cho ngay khoai vào. Nếu bạn thấy quá nhạt thì nêm một chút muối, nhưng không nên cho quá nhiều, món cháo này ăn càng nhạt càng tốt cho huyết áp và sức khỏe của bạn.

Bên cạnh các thực phẩm bổ dưỡng, bệnh nhân huyết áp cao cũng nên kết hợp sử dụng các thảo dược hạ huyết áp hiệu quả như Địa Long, Hòe Hoa, Nattokinase, Huyền sâm, Câu đằng, Hạ khô thảo….

che-do-an-cho-nguoi-huyet-ap-khong-on-dinh-3 (1)

Một số thảo dược Đông y trị huyết áp hiệu quả

Trong đó, Hòe hoa chứa tới 6 – 30% rutin – một loại vitamin P có tác dụng giúp nâng cao sức bền của thành mạch, từ đó hạ huyết áp từ từ và ổn định huyết áp hiệu quả. Nattokinase và Địa Long có tác dụng giúp làm tan và ngăn ngừa hình thành cục máu đông, phòng ngừa tai biến mạch máu não cũng như các biến chứng của bệnh huyết áp cao. Bài thuốc Giáng áp hợp tễ giúp điều hoà và phục hồi chức năng các tạng Tâm, Can, Thận… giúp ngăn ngừa từ gốc nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao, đồng thời giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Các thảo dượcnày giúp phát huy tối đa tác dụng của các thực phẩm cũng như có thể kết hợp với Tây y để mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

  • Chia sẻ :

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược là sản phẩm được kết hợp bởi các thành phần: tinh chất Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa, Cau đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Hà thủ ô chế, Táo nhân… 

CÔNG DỤNG:

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: 

  • Người bị cao huyết áp, có nguy cơ tai biến
  • Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch
  • Lưu ý: Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Không dùng cho người huyết áp thấp.

CÁCH DÙNG:

  • Người bị cao huyết áp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Người bị di chứng sau tai biến: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên
  • Có thể dùng viên nang Hạ Áp Ích Nhân kèm với các thuốc tân dược điều trị cao huyết áp.

Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng