Hạ huyết áp không khó nhờ có 5 mẹo đơn giản này

18/07/2019

Theo thống kê mới đây, Việt Nam có 21 triệu người mắc tăng huyết áp, con số này đang có chiều hướng gia tăng và trẻ hóa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tim mạch, “kẻ giết người thầm lặng” này hoàn toàn có thể kiểm soát nếu người bệnh áp dụng và duy trì 5 lưu ý dưới đây.

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính dẫn tới bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vọng hàng đầu thế giới, cướp đi sinh mạng của hơn 7 triệu người mỗi năm. Để điều trị tăng huyết áp hiệu quả, người bệnh cần kết hợp việc sử dụng thuốc đều đặn với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.

1. Giảm cân

Thừa cân, béo phì không chỉ gây ảnh hưởng tới ngoại hình của bạn mà còn là nguồn cơn dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là tim mạch, cụ thể: gia tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp lên 12 lần, bệnh động mạch vành lên 4 lần; tăng nguy cơ đột quỵ lên 6 lần… so với người bình thường.

Vì vậy giảm cân là một trong những bước quan trọng giúp người bệnh kiểm soát chỉ số huyết áp, giảm gánh nặng cho tim. Theo một nghiên cứu gần đây, bạn có thể giảm 1mm Hg nếu giảm 1kg cân nặng. Tuy nhiên, người bệnh nên có chế độ giảm cân từ từ bằng chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý.

Người béo phì gia tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp lên 12 lần

Để xác định tình trạng cân nặng của mình, bạn có thể dựa vào chỉ số BMI:

BMI = (Trọng lượng cơ thể tính bằng kilogam) / (chiều cao tính bằng mét)2

– Thiếu cân: BMI < 18

– Bình thường: BMI từ 18,5 – 23,0

– Thừa cân: BMI từ 23,0 – 27,5

– Béo phì: BMI > 27,5

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguyên tắc giảm cân cơ bản nhất là ăn ít calo, hay nói cách khác là nạp ít năng lượng hơn so với mức mà cơ thể sử dụng, đồng thời vận động nhiều hơn để tiêu hao năng lượng, giảm tích mỡ thừa trong cơ thể.

2. Chế độ ăn lành mạnh

Chế độ ăn uống đóng vai trò tích cực trong quá trình điều trị tăng huyết áp. Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như: ngũ cốc, rau củ quả (cần tây, tỏi, rau muống, củ cải, dâu tây, bơ, lựu, ổi…), các loại hạt, sữa ít béo, thịt trắng; tránh thức ăn chứa nhiều chất béo, cholesterol như: nội tạng động vật, thịt đỏ, mì tôm, pizza, khoai tây chiên, gà rán, xúc xích, thịt xông khói…; hạn chế đồ ngọt: bánh kẹo, kem, trà sữa, nước trái cây đóng chai…; kiêng bia, rượu, thuốc lá, cà phê…

Người tăng huyết áp nên tăng cường rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày

Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên ăn kiêng quá mức khiến cơ thể suy nhược, như vậy bệnh càng trầm trọng hơn. Tốt nhất, người bệnh nên cân bằng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

3. Hạn chế muối

Ăn mặn là thói quen phổ biến của người Việt, tuy nhiên, điều này vô cùng nguy hại tới sức khỏe, đặc biệt với người bị tăng huyết áp. Khi ăn quá nhiều muối sẽ gây tình trạng giữ nước, làm tăng thể tích dòng máu, tăng sức cản ngoại vi và dẫn tới cơn tăng huyết áp.

Theo các chuyên gia, người bệnh chỉ nên ăn dưới 5gram muối/ngày để hạ và ổn định huyết áp. Đặc biệt, bạn nên để ý lượng muối được in trên nhãn thực phẩm trước khi sử dụng để đảm bảo không vượt quá giới hạn ăn mỗi ngày.  

Ngoài ra, nên giảm lượng muối ăn hàng ngày một cách từ từ để cơ thể thích nghi dễ dàng hơn, không gây cảm giác khó ăn.

4. Tập thể dục

Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý mà còn tốt cho sức khỏe tim mạch, đặc biệt là giúp kiểm soát huyết áp. Các chuyên gia tim mạch cho biết, tập thể dục tối thiểu 150 phút/tuần hoặc 30 phút/ngày có thể giúp giảm huyết áp từ 5-8 mmHg. Thậm chí, theo nghiên cứu mới đây được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao Anh, tập thể dục có tác dụng tương tự như dùng thuốc điều trị huyết áp. Tuy nhiên, người bệnh nên lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình và duy trì đều đặn mỗi ngày.

Tập thể dục mỗi ngày giúp bạn kiểm soát huyết áp

Người bệnh có thể lựa chọn các môn vừa sức như: đi bộ, đạp xe, cầu lông, bóng bàn, yoga…; nên tập vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối, không nên tập lúc đói hoặc vừa ăn no. Tốt nhất, người bệnh nên lắng nghe tư vấn của bác sĩ trước khi tiến hành quá trình luyện tập.

5. Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên

Ngoài ra, theo lời khuyên của các chuyên gia, người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để giúp điều hòa huyết áp. Nổi bật trong số đó có thể kể đến TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân, được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP-WHO (Tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt).

Sản phẩm là sự kết hợp hài hòa của các thảo dược: Địa long, Hòe hoa, Nattokinase và bài Giáng áp hợp tễ, giúp hỗ trợ: hạ và ổn định huyết áp; giảm nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc mạch, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp như: đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận. Đồng thời hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu của tăng huyết áp như: mất ngủ, đau đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt; hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ tai biến và phục hồi các di chứng sau tai biến mạch máu não.

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân – Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2019

Sau hơn 11 năm có mặt trên thị trường, được người bệnh tin dùng và các chuyên gia đánh giá cao, năm 2019, TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng”. Hơn nữa, sản phẩm được nghiên cứu lâm sàng, giúp giảm huyết áp hiệu quả sau 45 ngày sử dụng.

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân dùng thích hợp cho người bị tăng huyết áp, người có nguy cơ tai biến, người có tiền sử tai biến mạch máu não. Để mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị và giảm tác dụng phụ của thuốc, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thuốc Tây kèm Hạ Áp Ích Nhân hàng ngày.

——–

 Thông tin cho bạn đọc:

  • Chia sẻ :

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược là sản phẩm được kết hợp bởi các thành phần: tinh chất Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa, Cau đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Hà thủ ô chế, Táo nhân… 

CÔNG DỤNG:

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: 

  • Người bị cao huyết áp, có nguy cơ tai biến
  • Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch
  • Lưu ý: Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Không dùng cho người huyết áp thấp.

CÁCH DÙNG:

  • Người bị cao huyết áp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Người bị di chứng sau tai biến: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên
  • Có thể dùng viên nang Hạ Áp Ích Nhân kèm với các thuốc tân dược điều trị cao huyết áp.

Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng