Cần tây
Rau cần tây còn chứa nhiều vitamin C, kali, canxi và magiê cũng giúp giảm huyết áp. Nghiên cứu của Mỹ đăng trên tờ New York Times cho thấy: những người ăn cần tây mỗi ngày giúp giảm huyết áp của từ 12 – 14% so với những người không ăn cần tây.
Cần tây có khả năng hạ huyết áp tốt
Ngoài cách chế biến thông thường, để cần tây có thể phát huy hiệu quả hạ huyết áp cao nhất, nên dùng rau cần tươi cắt bỏ rễ, rửa sạch, sau dùng nước chín rửa lại, rồi giã nát vắt lấy nước cốt, cho vào nước cốt này một ít mật ong và đường mạch nha (hai thứ đều có lượng như nhau), trộn đều, đem đun nóng ấm và uống ngay. Mỗi ngày uống như vậy 3 lần, mỗi lần 40ml, đến ngày uống thứ 4 là người bệnh có thể cảm nhận được hiệu quả, ăn ngủ tốt hơn.
Cà chua
Cà chua chứa lycopene, có tác dụng chống ôxy hóa giúp bảo vệ các tế bào khỏi các tác hại của các gốc tự do. Các lycopene và carotenoid của cà chua giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ bệnh tim.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tim mạch Mỹ cho thấy: ăn thường xuyên 250mg chiết xuất cà chua trong 8 tuần có thể làm giảm đáng kể cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở bệnh nhân cao huyết áp.
Rau diếp
Loại rau này chứa lượng kali cao gấp 27 lần lượng natri, tỷ lệ này rất có lợi cho sự cân bằng nước trong cơ thể và sự đào thải cặn bã, tăng cường bài tiết nước tiểu, giúp giảm huyết áp.
Mộc nhĩ
Mộc nhĩ đen chứa chất a-xít tác dụng hạ cholesterol trong máu. Chất keo trong mộc nhĩ có tính kết dính mạnh, có tác dụng kết hút các chất cặn thừa trong cơ thể, đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Glucoxit purin trong mộc nhĩ làm giảm khả năng tắc mạch máu não do tăng huyết áp gây nên.
Mộc nhĩ thường được trộn với các loại rau củ khác trong chế biến
Bài thuốc Đông y điều trị cao huyết áp từ mộc nhĩ như sau: ngân nhĩ 20g, câu kỷ tử 25g, trứng gà 2 quả, đường phèn vừa đủ. Ngân nhĩ làm sạch, đập trứng lấy lòng trắng. Câu kỷ tử và ngân nhĩ nấu chín cho lòng trắng trứng và đường phèn vào đun thêm 1 lúc, ăn nóng. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng mộc nhĩ làm gia vị thêm vào món ăn hàng ngày.
Hành tây
Theo nghiên cứu, vỏ ngoài của hành tây có sắc tố chứa xeton có tác dụng hạ áp một cách tự nhiên. Ngoài ra trong thành phần có chứa prostaglandin A có thể làm giãn mạch máu và làm giảm độ nhớt của máu do đó cũng góp phần làm giảm huyết áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành và ngăn ngừa huyết khối. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin, rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch.
Để chữa huyết áp cao, người bệnh dùng một nắm vỏ hành tây khô, rửa sạch, thái nhỏ, nấu nước uống. Hoặc dùng nước ép hành tây mỗi ngày cũng có tác dụng rất tốt.
Sử dụng Dược phẩm để hiệu quả tốt hơn
Dinh dưỡng chỉ là một yếu tố trong rất nhiều yếu tố phụ trợ cho việc điều trị cao huyết áp hiệu quả, quan trọng nhất vẫn là việc sử dụng được Dược phẩm phù hợp. Bên cạnh các loại thuốc Tây có khả năng hạ huyết áp được bác sĩ chỉ định, người bệnh thường kết hợp với sản phẩm Đông y có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên thân thiện và an toàn với sức khỏe. Có thể điểm danh nhiều thảo dược như Địa Long, Nattokinase, Hòe Hoa, Câu Đằng, Hạ khô thảo…
Một ví dụ trong việc kết hợp các thảo dược trong điều trị cao huyết áp
Sản phẩm TPCN Hạ Áp Ích Nhân, Công ty Nam Dược là sự kết hợp các thành phần chính Địa Long, Nattokinase và Hòe Hoa. Không những giúp phá tan cục máu đông, các dược thảo này còn giúp cơ trơn thành mạch, tăng độ bền thành mạch và giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, tai biến. Song song với đó, huyết áp dần hạ xuống ổn định và duy trì lâu dài. Cũng bởi thế, nhiều bác sĩ và người bị cao huyết áp tin tưởng sử dụng sản phẩm Hạ Áp Ích Nhân trong điều trị cao huyết áp, vì một sức khỏe lâu dài.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.