Hạn chế huyết áp lên cao nhờ tập thể dục đều đặn

17/10/2016

Để ngăn ngừa chỉ số huyết áp lên cao, có rất nhiều điều cần thay đổi và tác động. Một trong số đó là thói quen vận động của người bệnh. Hiện nay vẫn còn nhiều hiểu lầm về người bệnh cao huyết áp có nên vận động thường xuyên hay không? Bài viết sẽ trình bày những vấn đề cần được sáng tỏ này.

Chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu?

Về các số đo huyết áp gồm có 2 chỉ số : Huyết áp tối đa hay còn gọi là tâm thu, huyết áp tối thiểu hay còn gọi là tâm trương. Căn cứ vào 2 chỉ số này, ngay cả người bình thường cũng có thể phần nào phán đoán được mình có bị cao huyết áp hay không?

chi-so-huyet-ap-cao-la-bao-nhieu-1

Bảng đo chỉ số huyết áp theo Tổ chức Y tế thế giới WHO

Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi lại có những mức chỉ số huyết áp an toàn riêng mà không phải ai cũng biết để giải đáp cho bạn. Đối chiếu bảng thống kê chỉ số huyết áp theo độ tuổi là tiêu chuẩn tốt nhất để đánh giá sức khỏe thể chất của bạn. Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA), huyết áp của người khoẻ mạnh, bình thường và an toàn là ở mức thấp hơn 120/80mmHg. Những người có chỉ số huyết áp cao trên 140/90mmHg thì có thể nghi ngờ là bị cao huyết áp. Trong trường hợp này, người bệnh nên đến thăm khám ngay với bác sĩ để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác.

Người bệnh cao huyết áp có nên tập thể dục thể thao không?

Trước hết cần khẳng định, thể dục thể thao là một hoạt động thể chất bổ ích mà bất cứ ai cũng nên thực hành, dù bạn còn khoẻ mạnh hay đang bệnh tật. Tuy nhiên, với mỗi người bệnh lại có một số những chú ý nhất định trong tập luyện để có ảnh hưởng tích cực nhất đến sức khoẻ, tránh mang lại tác dụng ngược. Cao huyết áp cũng nằm trong số đó.

Lợi ích của việc tập luyện thể dục thể thao là mang lại cho cơ thể một sức khỏe tốt, giúp chúng ta ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc dẻo dai, tinh thần sảng khoái, là nhân tố quan trọng giúp sống lâu, sống khỏe. Người bệnh cao huyết áp cần tập thể dục thể thao đều đặn, nhưng không phải môn nào cũng tập được, cường độ nặng mấy cũng tập được, bởi mọi cố gắng quá sức đều đi ngược lại tác dụng.

chua-benh-cao-huyet-ap-2 (1)

Người bệnh cao huyết áo nên tập thể dục đều đặn nhưng vừa sức

Các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức phù hợp với người cao huyết áp là đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga… Mỗi ngày tập khoảng 15 – 30 phút, mỗi tuần 3 – 4 lần là thích hợp. Mỗi buổi tập nên khởi động từ từ các khớp toàn thân, từ đầu – cổ, tay, hông, đầu gối, cổ chân rồi mới tập. Khi kết thúc buổi tập cũng không nên ngồi nghỉ ngay, mà nên đi chầm chậm trước khi dừng hẳn. Khi tập mà thấy khó thở, tức ngực hoặc ra mồ hôi sâm sấp thì tức là đã đến ngưỡng chịu đựng của cơ thể, nên ngừng lại. Đặc biệt là không nên tham gia thi đấu thể dục thể thao vì cơ thể sẽ phải chịu sức ép cả về sức lực lẫn tinh thần, mà điều này thì không tốt cho hệ tim mạch chút nào.

Ổn định huyết áp với thảo dược Đông y

Bên cạnh việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, người bệnh cao huyết áp có thể tìm đến các sản phẩm Đông y có khả năng điều trị và ổn định huyết áp để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể, hỗ trợ quá trình điều trị tốt hơn. Điển hình trong số đó có thể nhắc đến là sản phẩm Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược với thành phần chính từ Địa Long, Nattokinase, Hoè Hoa và các thảo dược trong bài thuốc Giáng áp hợp tễ vốn rất nổi tiếng xưa nay.

Địa Long (hay Giun đất) có tác dụng là tan cục máu đông, đồng thời cơ trơn thành mạch, làm giãn động mạch giúp quá trình lưu thông máu được thuận lợi hơn. Nattokinase – loại enzym được tách ra từ món Natto truyền thống của Nhật Bản, giúp kích thích sản sinh plasmin, chống hình thành cục máu đông. Thành phần cuối cùng là Hòe Hoa, với công dụng làm tăng độ bền cũng như tính dẻo dai của mạch máu, hạn chế tình trạng nứt vỡ mạch máu, ngăn chặn nguy cơ tai biến bất ngờ.

huyet-ap-cao-khong-nen-an-gi-3

Sự kết hợp các thảo dược trong Hạ Áp Ích Nhân

Kết hợp với những thành phần thảo dược trong bài thuốc Giáng áp hợp tễ có tác dụng hạ huyết áp, điều hòa và phục hồi chức năng các tạng Can, Thận, Tâm, tức là trị bệnh tận gốc theo y lý của Đông y. Từ đó huyết áp được điều hòa và ổn định lâu dài, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như tắc mạch, tai biến mạch maú não, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, còn giúp bệnh nhân hạn chế các tác dụng phụ, ngủ ngon, sâu giấc, hết đau đầu chóng mặt ù tai, người nhẹ nhõm dễ chịu.

  • Chia sẻ :

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược là sản phẩm được kết hợp bởi các thành phần: tinh chất Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa, Cau đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Hà thủ ô chế, Táo nhân… 

CÔNG DỤNG:

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: 

  • Người bị cao huyết áp, có nguy cơ tai biến
  • Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch
  • Lưu ý: Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Không dùng cho người huyết áp thấp.

CÁCH DÙNG:

  • Người bị cao huyết áp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Người bị di chứng sau tai biến: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên
  • Có thể dùng viên nang Hạ Áp Ích Nhân kèm với các thuốc tân dược điều trị cao huyết áp.

Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng