Huyết áp cao ở người trẻ – Những nguy hiểm khó lường

09/01/2018

Bệnh cao huyết áp ở người trẻ tuổi nguyên nhân chủ yếu là do lối sống. Các yếu tố góp phần làm tăng huyết áp là hút thuốc lá kể cả việc thường xuyên tiếp xúc hoặc ngửi mùi thuốc lá. Ngoài ra, béo phì, stress, lối sống tĩnh tại, ăn quá mặn, uống nhiều rượu cũng là nguyên nhân để huyết áp tăng cao ở người trẻ tuổi…

Tuổi nào mắc bệnh cao huyết áp gọi là trẻ?

thuoc-la-nguy-co-tang-huyet-ap

Trả lời trên báo chí, Tiến sĩ – bác sĩ Trương Quang Bình, Trưởng khoa Tim mạch (BV ĐH Y Dược TPHCM) cho biết: Khi người mắc bệnh ở độ tuổi dưới 35 tuổi (trước đây người ta quan niệm dưới 40 tuổi) thì gọi là cao huyết áp ở người trẻ. Có khoảng 30% trong số những trường hợp cao huyết áp ở người trẻ có thể tìm được nguyên nhân gây bệnh. Một số nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp ở người trẻ thường gặp như: bệnh lý mạch máu ở thận (hẹp động mạch thận), bệnh lý ở cơ quan nội tiết (u sưng thượng thận, ủ vỏ thượng thận) bệnh lý nhu mô thận (viêm vi cầu thận mãn; suy thận mãn tính…) và một số bệnh lý mạch máu khác như: hẹp eo động mạch chủ… Còn hút thuốc lá, béo phì, căng thẳng… chỉ là những yếu tố nguy cơ chứ không phải là nguyên nhân gây cao huyết áp ở người trẻ. Nhưng một khi đã mắc bệnh và có kèm theo các yếu tố nguy cơ trên thì sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Người trẻ bị cao huyết áp có nguy hiểm không?

huyet-ap-cao-co-nhieu-bien-chung-nguy-hiem

Theo các chuyên gia y tế, đã là bệnh cao huyết áp thì chắc chắn nguy hiểm, tuy nhiên mức độ nguy hiểm tùy từng trường hợp. Nguy hiểm nhất là bệnh gây ra các biến chứng, làm tổn thương trên cơ quan đích của cơ thể như: tổn thương tim (gây phì đại cơ tim, suy tim, thiếu máu cơ tim…), tổn thương thận (làm tiểu đạm, suy thận), tổn thương não (làm tắc nghẽn mạch máu não, xuất huyết não…). Biến chứng trên tim và trên não là hai biến chứng thường gặp nhất. Một nguy hiểm nữa, đó là cũng giống như những trường hợp cao huyết áp khác, có những trường hợp cao huyết áp ở người trẻ không có biểu hiện triệu chứng, khiến nhiều người không biết mình đang mắc bệnh. Đến một lúc nào đó, bệnh đã nặng, người bệnh bị tai biến mạch máu não, suy tim, hay chết đột ngột.

Phương pháp điều trị có phức tạp?

huyet-ap-cao-dieu-tri-rat-phuc-tap

Việc điều trị cao huyết áp ở người trẻ, các bác sĩ cho biết quan trọng nhất là phải tìm ra được nguyên nhân gây bệnh, để chữa trị tận gốc. Chẳng hạn, nếu nguyên nhân là do hẹp động mạch thận, thì phẫu thuật đặt stent… Nếu chưa tìm ra được nguyên nhân, thì việc chữa trị chỉ là dùng thuốc hạ huyết áp nhằm tránh biến chứng, gây tổn hại đến các cơ quan nói trên. Tuy nhiên, quan trọng nhất là phát hiện bệnh sớm, trong đó phương pháp đơn giản, ít tốn kém nhất là đo huyết áp (cho dù không có triệu chứng bệnh). Một số triệu chứng gợi ý sau đây cần quan tâm: nhức đầu (đặc biệt là nhức ở vùng chẩm vào buổi sáng); hoa mắt, có hiện tượng ruồi bay trước mặt; bị khó nói nhất thời; tiểu đêm, tự nhiên thấy tê, yếu tay chân, mặt hay đỏ phừng…

Làm sao để phòng ngừa bệnh cao huyết áp ở người trẻ tuổi?

che-do-an-uong-hop-ly-la-yeu-cau-bat-buoc

Cần có chế độ ăn khoa học: Ít đường, ít mỡ, nhiều chất xơ… Chỉ nên ăn không quá 2 – 4gr muối mỗi ngày. Nên ăn thức ăn có chứa các chất kali (có ở chuối, nước dừa, đậu trắng), can xi (sữa, tôm, cua), ma-giê (có nhiều trong thịt) để hoạt động của hệ tim mạch được ổn định. Nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật hơn là các loại thịt lợn, bò, gà… Không nên ăn quá ngọt, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ. Hạn chế uống nhiều rượu. Nên tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 – 45 phút. Người trẻ tuổi cũng cần đo huyết áp thường xuyên hàng tuần cho dù không có triệu chứng bệnh để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

  • Chia sẻ :

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược là sản phẩm được kết hợp bởi các thành phần: tinh chất Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa, Cau đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Hà thủ ô chế, Táo nhân… 

CÔNG DỤNG:

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: 

  • Người bị cao huyết áp, có nguy cơ tai biến
  • Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch
  • Lưu ý: Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Không dùng cho người huyết áp thấp.

CÁCH DÙNG:

  • Người bị cao huyết áp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Người bị di chứng sau tai biến: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên
  • Có thể dùng viên nang Hạ Áp Ích Nhân kèm với các thuốc tân dược điều trị cao huyết áp.

Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng