Huyết áp – những điều cần biết
Huyết áp là áp lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong các mạch máu. Do vậy, đây là một trong các dấu hiệu quan trọng nhất của cơ thể có sự sống. Huyết áp có thể thay đổi theo tuổi tác, giới tính, thể trạng, song nhìn chung chỉ số huyết áp an toàn được khuyến cáo bởi Hiệp hội Tim mạch Mĩ là 120/80 mmHg.
Hậu quả của huyết áp cao
Huyết áp được cho là cao khi một trong 2 hoặc cả 2 chỉ số chỉ số lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg. So với huyết áp thấp, huyết áp cao gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn rất nhiều. 95% bệnh nhân mắc chứng huyết áp cao không rõ nguyên nhân. Trong 5% còn lại, có thể kể đến các yếu tố nguy cơ đến từ bệnh lý thận, rối loạn nội tiết, chế độ dinh dưỡng và đặc biệt là các vấn đề về tim mạch (các khiếm khuyết bẩm sinh hoặc các cục máu đông gây cản trở tuần hoàn máu, gia tăng áp lực lên thành mạch máu).
Huyết áp cao không có các triệu chứng lâm sàng đặc thù, khiến người bệnh tưởng rằng cơ thể vẫn khoẻ mạnh. Trên thực tế, huyết áp cao âm thầm gây biến chứng lên các cơ quan đích như não, mắt, thận. Trong trường hợp nguy hiểm, bệnh nhân có thể mắc các tai biến nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, xuất huyết não, tai biến mạch máu não,… với các biểu hiện tê chân tay, hôn mê, rối loạn cơ tròn,… Nếu không được điều trị kịp thời, các tai biến trên có thể dẫn đến tử vong hoặc khiến bệnh nhân sống đời sống thực vật. Ở độ tuổi tuổi từ 40 đến 89, cứ mỗi mức tăng 20 mmHg chỉ số huyết áp làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim.
Phòng ngừa và điều trị huyết áp cao
Huyết áp cao nên ăn gì?
Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh huyết áp cao. Do đó, việc phòng ngừa bệnh là vô cùng cần thiết. Để phòng ngừa bệnh huyết áp cao, chúng ta cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn ít muối, giữ cân nặng ở mức hợp lý, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Bên cạnh đó, cần giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
Những người có tiền sử mắc bệnh huyết áp cao nên thăm khám và tham khảo lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa. Thuốc Tây y được biết đến với khả năng làm giảm huyết áp tức thời, nhưng lại gây ra rất nhiều tác dụng phụ như huyết áp không ổn định, đau đầu, nóng bừng mặt, thậm chí suy gan, thận.
Vì vậy phương pháp đang được thay thế là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc Đông y nhờ những tác dụng vượt trội trong việc điều trị tận gốc huyết áp cao và không để lại biến chứng. Đông y chú trọng điều hoà công năng của các phủ tạng trong cơ thể, giúp hạ và ổn định huyết lâu dài.
Giải pháp an toàn cho người bệnh huyết áp cao
Như đã biết, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc Đông y đang là xu hướng được ưa chuộng do có tác dụng cao trong việc điều trị huyết áp cao, đồng thời không để lại các biến chứng nguy hiểm. Trong các thảo dược điều trị huyết áp cao phải kể đến Địa long với tác dụng giãn mạch nội tạng, lưu thông tuần hoàn máu giúp duy trì áp suất ổn định trong động mach, ngăn ngừa huyết áp cao. Một vị thuốc khác là Nattokinase được biết đến với công dụng hạ huyết áp, giảm cholesterol xấu trong máu giúp chống xơ vữa động mạch. Các thảo dược trong bài thuốc Giáng áp hợp tễ như Hoè hoa, Huyền sâm, Hà thủ ô, Câu đằng, Táo nhân giúp làm giảm mỡ máu, làm chậm quá trình tiến triển của xơ vữa động mạch.
Hạ Áp Ích Nhân – Ổn định huyết áp, phòng ngừa tai biến
Trên nền tảng đó, Hạ Áp Ích Nhân ra đời với sự kết hợp tối ưu của các thành phần nói trên giúp ổn định huyết áp lâu dài, phòng ngừa và phá tan các cục máu đông, làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não. Hạ Áp Ích Nhân được chiết xuất 100% từ nguyên liệu sạch được nuôi trồng theo tiêu chuẩn GACP của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương do Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Vân Anh – nguyên trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương làm chủ nhiệm đề tài.