Một số động tác giúp hạ huyết áp hiệu quả

01/12/2016

Một số động tác nhỏ có thể giúp bạn hạ huyết áp nhanh chóng trong trường hợp huyết áp tăng đột ngột mà chưa có bác sĩ điều trị. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho bạn một số động tác đơn giản này.

Chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu

Huyết áp không phải là một đại lượng hằng định mà có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, để xác định chính xác tình trạng bệnh, bạn cần tiến hành đo huyết áp nhiều lần và theo dõi trong nhiều ngày.

Huyết áp được đo bằng hai chỉ số là: huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu). Chỉ huyết áp lý tưởng ở người trưởng thành là dưới 120/80mmHg. Chỉ số huyết áp trên 140/90mmHg được xác định là huyết áp cao.

Tuy nhiên, do một số nguyên nhân, huyết áp có thể tăng lên đột ngột, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân. Điều này có thể dẫn đến đột quỵ, tai biến mạch máu não… và để lại nhiều di chứng nghiêm trọng. Do đó, khi huyết áp tăng lên đột ngột, bạn cần thực hiện các biện pháp sơ cứu tại chỗ để hạ huyết áp trước khi bác sĩ đến để giảm thiểu hậu quả do tăng huyết áp gây ra.

Một số động tác giúp hạ huyết áp nhanh chóng

Vuốt ấm hai vành tai

huyet-ap-cao-la-bao-nhieu-1

Động tác vuốt ấm hai vành tai

Bạn sử dụng ngón cái và ngón trỏ vuốt dọc vành tai từ trên xuống dưới khoảng 9 – 10 lần. Vành tai và cột sống có những điểm phản xạ tương ứng có nhau, bởi vậy vuốt ấm vành tai cũng là tác động vào cột sống lưng, vừa có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm, vừa kích thích sự lưu thông khí huyết. Nếu có người thân, bạn có thể nhờ họ ngồi sau lưng, sử dụng bàn tay vuốt dọc sống lưng từ trên gáy xuống eo để tăng tác dụng.

Vuốt dọc hai chân mày

huyet-ap-cao-la-bao-nhieu-2 (1)

Động tác vuốt dọc hai chân mày

Bạn dùng hai ngón tay trỏ và giữa vuốt từ ấn đường, đi theo chân mày ra thái dương, tới tận chân tóc ở phía ngoài đuôi mắt, mỗi bên khoảng 10 lần. Vùng chân mày và hai cánh tay có những điểm phản xạ tương ứng nhau. Bởi thế, động tác này giải tỏa sự sung huyết tại những huyệt vị hay bị tắc nghẽn ở vùng trán, làm cho khí huyết lưu thông ra hai cánh tay và bàn tay, giúp giảm nhẹ áp lực ở đầu.

Vuốt dọc hai bên mũi

huyet-ap-cao-la-bao-nhieu-3

Động tác vuốt dọc hai bên mũi

Mỗi bàn tay vuốt một bên mũi. Dùng ngón tay trỏ vuốt từ huyệt ấn đường (điểm giữa hai đầu chân mày) xuống dọc theo hai bên mũi qua khóe miệng tới tận chót cằm. Vuốt chậm, nhẹ 15 – 20 lần.

Việc kích thích huyệt ấn đường làm phóng thích endorphine nội sinh, giúp an thần, hạ huyết áp và giáng khí. Vuốt dọc theo hai bên mũi xuống cằm khiến tăng cường sự lưu thông khí huyết, có tác dụng giúp ấm người và giảm nhẹ áp lực ở phần đầu.

Ứng dụng Đông y trong điều trị huyết áp cao

Huyết áp cao là một căn bệnh mạn tính, cần điều trị trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả. Do đó, so với Tây y tuy tác dụng nhanh nhưng dễ gây nhờn thuốc, gây tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài thì Đông y thể hiện ưu điểm hơn hẳn.

Các thảo dược Đông y có tác dụng điều hòa các tạng Tâm, Can, Thận, từ đó ngăn ngừa từ gốc nguyên nhân gây bệnh, giúp hạ huyết áp và ổn định huyết áp lâu dài. Một số thảo dược có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả như: Địa Long, Hòe Hoa, Nattokinase, bài thuốc Giáng áp hợp tễ…

unnamed-file

TPCN Hạ Áp Ích Nhân giúp hạ huyết áp hiệu quả

Hiện nay, các thảo dược này đã được Công ty Nam Dược ứng dụng thành công trong điều chế TPCN Hạ Áp Ích Nhân với tác dụng điều trị huyết áp cao hiệu quả. Sản phẩm được điều chế dưới dạng viên nang rất tiện lợi khi sử dụng, đồng thời giúp phát huy tối đa công dụng của các thảo dược này. Đặc biệt, Hạ Áp Ích Nhân có thể kết hợp với Tây y để mang lại hiệu quả cao nhất.

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

  • Chia sẻ :

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược là sản phẩm được kết hợp bởi các thành phần: tinh chất Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa, Cau đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Hà thủ ô chế, Táo nhân… 

CÔNG DỤNG:

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: 

  • Người bị cao huyết áp, có nguy cơ tai biến
  • Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch
  • Lưu ý: Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Không dùng cho người huyết áp thấp.

CÁCH DÙNG:

  • Người bị cao huyết áp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Người bị di chứng sau tai biến: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên
  • Có thể dùng viên nang Hạ Áp Ích Nhân kèm với các thuốc tân dược điều trị cao huyết áp.

Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng