Mùa đông: Làm theo cách này, huyết áp có thể giảm 7mmHg sau 30 phút

29/11/2019

Theo hội phòng chống tai biến mạch máu não, tại Việt Nam, đột quỵ đứng thứ ba về nguyên nhân gây tử vong (sau bệnh lý tim mạch, ung thư). Trong đó, đột quỵ do cao huyết áp gây ra chiếm đến 80%. Và đáng báo động hơn khi vào mùa đông, nguy cơ đột quỵ tăng cao hơn 15% so với các mùa khác.

Bài viết sau đây sẽ chia sẻ một mẹo đơn giản giúp người bệnh cao huyết áp giảm 7mmHg chỉ sau 30 phút.

Vì sao bệnh cao huyết áp nguy hiểm vào mùa đông? 

Trong mùa đông, tỷ lệ người bệnh bị cao huyết áp tăng lên và nhiều trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn so với các mùa khác. Nguyên nhân là do mùa đông ngoài trời lạnh nên cơ thể tích nhiệt bằng cách tiết ra một hóc-môn nội sinh làm co mạch máu. Cho nên những người cao huyết áp thành mạch thường xơ cứng và mất sự đàn hồi. Mặt khác khi co mạch lại, tim vẫn phải tống máu lên nên gây áp lực lên thành mạch lớn hơn. Khi thành mạch bị xơ cứng, mất tính đàn hồi sẽ dễ dàng bị bục vỡ ra, dẫn tới bị đột quỵ.

Đặc biệt, trong một số trường hợp co mạch lại còn khiến huyết áp tăng cao, tim đập nhanh hơn để đưa máu đi nuôi cơ thể. Khi huyết áp tăng lên sẽ đưa các thành phần trong mạch như các mảng vữa xơ đưa lên các vùng mạch hẹp hơn. Từ đó có thể dẫn đến tắc mạch máu não, dẫn đến đột quỵ.

Tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ thường để lại những hậu quả rất nặng nề như:

  • Liệt nửa người nếu không cấp cứu, xử trí kịp thời.
  • Rối loạn ý thức
  • Sa sút trí tuệ
  • Hôn mê

Đột quỵ rất hay xảy ra ở tuổi trung niên và người cao tuổi, nhất là trong điều kiện miền Bắc và miền Trung đang đón đợt rét lạnh nhất năm. Hay không khí lạnh bất thường vào đêm và sáng ở miền Nam cũng là nguyên nhân khiến các ca nhập viện vì biến chứng đột quỵ, tai biến tăng cao.

Chuyên gia mách cách hạ huyết áp, phòng đột quỵ trong mùa đông

Các chuyên gia cho biết: Đã bị tăng huyết áp thì nguyên tắc số 1 trong điều trị là phải hạ huyết áp và đưa về huyết áp ổn định (hay còn gọi là huyết áp tiêu chuẩn). Để làm được điều này, người bệnh nên áp dụng một số cách làm đơn giản sau đây:

  • Khi thức dậy: 

Trong mùa đông, người bệnh cao huyết áp cần đặc biệt lưu ý khi thức dậy cần vận động trên giường từ 5-10 phút để cho cơ thể ấm lên, khí huyết lưu thông tốt rồi mới dậy, không được dậy ngay, không đi ra chỗ gió lùa, giữ ấm đỉnh đầu và 2 tai.  Người bệnh có thể tham khảo cách xoa vành tai sau khi thức dậy (Điểm tiếp giáp giữa tai và đầu phía sau hay còn gọi là đáy chân tai). Đường rãnh này được gọi là khe hạ huyết áp. 

Cách thực hiện: Dùng một tay nâng vành tai lên để lộ phần chân tai. Dùng ngón tay trỏ còn lại của tay kia xoa vuốt vào rãnh chân tai. Thực hiện nhẹ nhàng liên tục từ trên xuống dưới theo đường chân rãnh khoảng 100 lần/ngày. Khi xoa vùng đáy chân tai hàng ngày sẽ rất tốt, vì nó có tác dụng điều chỉnh khí huyết trên toàn bộ cơ thể, từ đó giúp hạ huyết áp.

  • Tập luyện:

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vấn đề quan trọng nhất giúp hạ huyết áp an toàn trong mùa đông là tập luyện. Người bệnh cao huyết áp cần tập luyện hàng ngày, không được bỏ tập. Mỗi ngày duy trì tối thiểu mỗi ngày 30 đến 40 phút. Không nhất thiết phải đi ra ngoài đường tập, hay dậy sớm quá. nên tập trong nhà, tập hít thở, tập khởi động chân tay…

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng huyết áp có thể giảm 7 mmHg sau mỗi buổi tập. Khi chúng ta tập luyện, các cơ bắp đang hoạt động cần máu giàu oxy. Não phát tín hiệu tới tim để gia tăng lưu thông máu và huyết áp tăng lên. Nhưng chỉ số huyết áp cao trong khi tập luyện ngay sau đó sẽ chuyển thành chỉ số thấp sau khi tập luyện, điều này rất có lợi cho người bệnh cao huyết áp. Do đó, trong điều trị bệnh cao huyết áp, các bác sĩ luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của tập thể dục hàng ngày giúp làm giảm huyết áp.

Chỉ số huyết áp có thể giảm 7 mmHg sau mỗi buổi tập

  • Lựa chọn thực phẩm:

Trong mùa đông, mọi người thường có cảm giác ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn. Vì vậy, người bệnh cao huyết áp cần chú ý chế độ ăn uống để không bị tăng huyết áp. Cụ thể, không nên ăn mặn như: các món kho, ngâm muối, ngâm mắm, dưa, cà… Không nên  ăn nhiều đạm động vật, tăng cường rau xanh, chất xơ, đạm thực vật. Hạn chế đồ cay nóng và kích thích như: rượu, bia, cafe, thuốc lá, chè đặc… Đồng thời, cần uống đủ nước để tránh cô đặc máu, máu cô đặc nguy cơ đột quỵ cao hơn. 

  • Về điều trị:

Biện pháp tối ưu để phòng ngừa và điều trị đột quỵ là kiểm soát huyết áp ổn định ở ngưỡng an toàn (≤ 130/85mmHg). Đặc biệt, cần có biện pháp dự phòng ngay khi phát hiện bị tăng huyết áp bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt, tập luyện, ăn uống khoa học và đặc biệt là dùng thuốc đều đặn, thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc tây có ưu điểm kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, nhưng có thể có tác dụng không mong muốn. Do đó, các chuyên gia y tế cũng khuyến khích người bệnh sử dụng đông-tây y kết hợp sẽ phát huy được ưu điểm của cả hai phương pháp, đồng thời hạn chế bớt tác dụng phụ không mong muốn của thuốc tây lên bệnh nhân. Trong đông y, các vị thuốc có tác dụng tốt trong việc giúp hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp, phòng ngừa đột quỵ não như là sử dụng kết hợp các loại thảo dược: Địa long, Nattokinase, Hòe Hoa và bài thuốc Giáng áp hợp tễ: 

Địa Long (Giun đất) được y học cổ truyền sử dụng hơn 1000 năm nay. Enzyme Fibrinolytic trong Địa Long đã được các nhà khoa học chứng minh là có khả năng thủy phân mạnh mẽ, làm đứt các sợi huyết Fibrin – tác nhân chính hình thành nên mảng xơ vữa và cục máu đông, giúp giảm nguy cơ tai biến cho người bệnh cao huyết áp.

Nattokinase là một enzyme hoạt huyết mạnh có nguồn gốc từ món ăn truyền thống có tên là Natto (đậu tương lên men) của Nhật Bản. Nattokinase có tác dụng kép lên quá trình hình thành cục máu đông và làm tan cục máu đông bằng cách kích thích cơ thể tăng cường sản xuất plasmin (enzyme nội sinh làm tan sợi huyết Fibrin trong cơ thể).

Theo các nhà khoa học, Hòe Hoa có chứa rất nhiều rutin, có tác dụng trong việc tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, bảo vệ thành mao mạch, tăng sức bền thành mạch, phòng vỡ và đứt mạch máu, duy trì huyết áp ổn định, an toàn.

Bài thuốc Giáng áp hợp tễ có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu của người cao huyết áp như mất ngủ, đau đầu, bốc hỏa…

Thông tin cho bạn đọc:

ĐIỂM BÁN HẠ ÁP ÍCH NHÂN

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân – Sản phẩm được bào chế từ các thành phần: Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa và bài Giáng Áp Hợp Tễ.

CÔNG DỤNG

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người bị cao huyết áp, có nguy cơ tai biến
  • Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch

CÁCH DÙNG

Người bị cao huyết áp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên

Người bị di chứng sau tai biến: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên

Có thể dùng viên nang Hạ Áp Ích Nhân kèm với các thuốc tân dược điều trị cao huyết áp.

Hòm thư liên hệ:

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hiệu quả của sản phẩm tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người.

  • Chia sẻ :

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược là sản phẩm được kết hợp bởi các thành phần: tinh chất Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa, Cau đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Hà thủ ô chế, Táo nhân… 

CÔNG DỤNG:

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: 

  • Người bị cao huyết áp, có nguy cơ tai biến
  • Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch
  • Lưu ý: Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Không dùng cho người huyết áp thấp.

CÁCH DÙNG:

  • Người bị cao huyết áp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Người bị di chứng sau tai biến: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên
  • Có thể dùng viên nang Hạ Áp Ích Nhân kèm với các thuốc tân dược điều trị cao huyết áp.

Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng