Muốn huyết áp ổn định, hãy áp dụng ngay mẹo nhỏ này

15/10/2019

Bạn có tin rằng: chỉ số huyết áp ở người cao huyết áp có thể giảm từ 12 đến 15 mmHg mà không cần nhờ đến thuốc điều trị? Điều này hoàn toàn có thể nếu bạn kiên trì, điều độ trong việc áp dụng một vài mẹo nhỏ rất dễ thực hiện dưới đây

Chỉ số huyết áp ổn định ở mức 120/80 mmHg được cho là an toàn nhất

Mẹo nấu ăn

Chế độ ăn nhạt là “chìa khóa” giúp chỉ số huyết áp ổn định. Theo các chuyên gia, trong điều trị bệnh tăng huyết áp chỉ cần ăn nhạt cũng đã có tác dụng làm giảm huyết áp. Đặc biệt, nếu ăn nhạt được dưới 2g muối/ngày và có chế độ luyện tập phù hợp, chỉ số huyết áp có thể giảm từ 12 đến 15 mmHg.

Vì vậy, hãy cắt giảm muối, nêm bớt bột canh, nước mắm, hạt nêm… khi nấu các món ăn cho người tăng huyết áp. Lưu ý, khi ướp thức ăn cũng nên giảm từ từ các gia vị có muối như dầu hào, xì dầu, mì chính… Bạn có thể theo dõi lượng muối khi nấu ăn tại nhà bằng cách xem chừng một chai mắm, hay gói bột canh dùng trong bao lâu để tự đánh giá.

Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu không nên cắt giảm quá nhiều và đột ngột, người bệnh sẽ cảm thấy ăn không ngon miệng, chán ăn, dẫn đến mệt mỏi. Thay vào đó, khi nấu ăn nên giảm muối dần dần, hoặc thay thế muối bằng các loại thảo mộc và gia vị khác như: gừng, tỏi, nghệ, rau mùi, thì là… Ưu tiên nấu các món luộc, hấp, hạn chế các món chiên xào vì chứa nhiều dầu mỡ, làm tăng cholesterol xấu trong máu, tăng huyết áp. Đồng thời, nên sử dụng thực phẩm tươi sống để nấu ăn, hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn vì có chứa nhiều muối, đường, chất bảo quản… không tốt cho sức khỏe.

Mẹo ăn đúng cách 

Một cách dễ dàng nữa để ổn định huyết áp là ăn đúng cách, ăn đa dạng các món ăn để bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể. Người bệnh hạn chế ăn món nhiều đạm, nhất là các món ăn béo ngậy mỡ (ví dụ: thịt mỡ, da các loại gia cầm…) bởi nó không chỉ làm tăng cân mà còn là yếu tố góp phần quan trọng vào việc gây xơ vữa động mạch dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ. Thay vào đó, nên ăn các món từ cá, hải sản vừa để giảm bớt các món thịt mỡ vừa để có thêm các acid béo không no, omega, khoáng chất có lợi cho người tăng huyết áp.

Các loại rau quả được chứng minh có công dụng giảm huyết áp như: rau rút, rau diếp, cải cúc, cần tây, mộc nhĩ, nấm hương, hành tây, cà tím, cà chua, rau cải thìa… người bệnh cũng nên ăn thường xuyên hơn. Nhóm thực phẩm này không chỉ chứa nhiều chất xơ, chứa nhiều kali giúp làm hạ huyết áp mà còn giúp giảm cân, đào thải chất độc hại trong cơ thể ra ngoài.

Theo các bác sĩ, một người tăng huyết áp nên ăn 500g rau xanh và 100-300g quả chín/người/ngày. Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên môn cũng cảnh báo: người bệnh huyết áp cao cần hạn chế tối đa các loại thức uống có cồn, có ga… không nên uống quá 2 cốc (vại) bia hoặc 1 chén 30ml rượu mạnh/ngày.

Mẹo kiểm soát huyết áp ổn định 

  • Uống thuốc vào giờ cố định:

Nhiều người cao huyết áp uống thuốc hàng ngày nhưng không chú ý đến thời gian, uống theo “ngẫu hứng” lúc uống sáng lúc uống chiều, lúc uống trước ăn, lúc uống sau ăn… không những không mang lại hiệu quả điều trị mà còn khiến cho người bệnh “uống thuốc như không”. 

Theo các bác sĩ, huyết áp thường tăng giảm theo chu kỳ sinh học: khi thức dậy tim hoạt động mạnh hơn, huyết áp tăng nhanh hơn, từ 9h đến 12h là thời điểm huyết áp ở mức cao nhất, sau đó thấp dần vào buổi chiều và thấp nhất vào lúc 3h sáng, sau 3 giờ sáng lại tăng dần lên. Do đó, người bệnh cao huyết áp cần phải uống thuốc đều đặn vào một giờ cố định trong ngày. Tốt nhất nên uống vào giờ mà huyết áp có khuynh hướng tăng (7h đến 8h sáng) và uống sau khi đã ăn sáng. Để đảm bảo không bị quên, người cao huyết áp nên viết giấy nhớ, dán vào vỉ thuốc hoặc đặt đồng hồ nhắc giờ uống thuốc để nâng cao hiệu quả điều trị.

  • Uống kèm thảo dược:

Một lưu ý quan trọng khác, bệnh tăng huyết áp là bệnh mãn tính, phải kiểm soát chỉ số huyết áp cả đời bằng thuốc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi uống thuốc tây, người bệnh có nguy cơ “đối mặt” với một số tác dụng phụ như: mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi… Nhiều người không chịu nổi những tác dụng phụ này đã tự ý bỏ uống thuốc, làm cho huyết áp không khống chế được rất nguy hiểm. Một số trường hợp khác uống thuốc tây nhưng huyết áp vẫn dao động không ổn định do tâm lý ỷ lại vào thuốc, lạm dụng thuốc hoặc ngừng thuốc đột ngột khi thấy huyết áp ở mức tốt… 

Hiện nay, để hạn chế tình trạng nói trên, các bác sĩ cho rằng, người bệnh tăng huyết áp nên tuyệt đối tuân thủ uống thuốc đủ liều, đúng liều và đều đặn hàng ngày. Cùng với đó, người bệnh nên kết hợp thuốc tây y với các thảo dược để giúp quá trình điều trị huyết áp cao hiệu quả hơn.

Ưu điểm nổi bật khi kết hợp dùng thảo dược trong điều trị bệnh là giúp hạ huyết áp an toàn, duy trì huyết áp ổn định trong thời gian dài, hạn chế tác dụng phụ của thuốc điều trị, phòng ngừa nguy cơ tai biến, giảm gánh nặng lên gan thận…

Những thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị cao huyết áp phải kể đến như Địa Long, Hòe Hoa, Nattokinase, Giáng áp hợp tễ. Trong đó:

  • Địa Long: có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và chống hình thành cục máu đông.
  • Hòe Hoa: Tăng cường độ bền của thành mạch máu.
  • Nattokinase: Đây là chất lên men từ đậu tương của người Nhật có tác dụng ly giải, phá tan cục máu đông. 
  • Bài Giáng áp hợp tễ: có tác dụng hạ huyết áp, điều hòa và phục hồi chức năng các tạng Can, Thận, Tâm.

Thông tin cho bạn đọc:

ĐIỂM BÁN HẠ ÁP ÍCH NHÂN

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân – Sản phẩm được bào chế từ các thành phần: Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa và bài Giáng Áp Hợp Tễ.

CÔNG DỤNG

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người bị cao huyết áp, có nguy cơ tai biến
  • Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch

CÁCH DÙNG

Người bị cao huyết áp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên

Người bị di chứng sau tai biến: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên

Có thể dùng viên nang Hạ Áp Ích Nhân kèm với các thuốc tân dược điều trị cao huyết áp.

Hòm thư liên hệ:

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hiệu quả của sản phẩm tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người.

  • Chia sẻ :

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược là sản phẩm được kết hợp bởi các thành phần: tinh chất Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa, Cau đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Hà thủ ô chế, Táo nhân… 

CÔNG DỤNG:

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: 

  • Người bị cao huyết áp, có nguy cơ tai biến
  • Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch
  • Lưu ý: Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Không dùng cho người huyết áp thấp.

CÁCH DÙNG:

  • Người bị cao huyết áp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Người bị di chứng sau tai biến: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên
  • Có thể dùng viên nang Hạ Áp Ích Nhân kèm với các thuốc tân dược điều trị cao huyết áp.

Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng