Cây nhàu và bệnh huyết áp
Đây là loại cây mọc nhiều ở những vùng ẩm thấp dọc theo bờ sông, suối, ao hồ hoặc mương rạch ở khắp các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Trung. Cây nhàu có thể cao từ 6 – 8m, lá mọc đối, hình bầu dục, đầu nhọn, dài từ 12 – 15cm, rộng 6 – 8cm. Trái nhàu hình tròn hoặc bầu dục, có từng múi nhỏ. Trái lúc còn non màu xanh lợt, da láng, khi trái chín da chuyển sang màu đen, vị cay, nồng, khó ngửi. Vì mùi vị khó chịu nên Đông y thường chỉ sử dụng rễ nhàu hoặc thân cây nhàu thái mỏng để làm thuốc nam chữa cao huyết áp.
“Chân dung” cây nhàu
Trên thực tế, khi dùng độc vị hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác, rễ nhàu có hai tác dụng đáng lưu ý: dưỡng tâm an thần và thông kinh hoạt huyết. Với tác dụng hạ huyết áp, người bệnh có thể chỉ dùng rễ nhàu sắc uống mỗi ngày. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao hơn, có một số cách phối hợp khác:
+ Rễ nhàu 20g, nhân sâm 3g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
+ Ăn quả nhàu với chút muối.
+ Rễ nhàu 24g, hạt muồng trâu 12g, cối xay 12g, rau má 12g, củ gấu (sao, tẩm đồng tiện) 8g, rễ đinh lăng sao thơm 20g, can khương 2g. Đổ 500ml nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày, uống lúc thuốc còn nóng. Chữa cao huyết áp, nhức đầu kinh niên, đau nửa đầu.
Hòe Hoa
Hòe Hoa dùng làm thuốc tốt nhất khi còn ở dạng nụ. Nụ hoa sau khi được thu hoạch cần tách ra khỏi cành rồi đem sao thơm. Rutin – hoạt chất của hoa hòe có tác dụng giống như vitamin P nên có tác dụng làm bền vững và giảm tính thấm của mao mạch, giảm trương lực cơ trơn và chống co thắt, giảm tác dụng của adrenalin trong cơ thể. Vì vậy người ta thường dùng Hoa Hòe để phòng các chứng biến chứng của cao huyết áp như xơ vữa động mạch.
Hòe Hoa sấy khô
Người xưa thường dùng Hòe Hoa làm thức uống ngày hè mà vô tình không biết đến công dụng tuyệt vời của chúng. Để điều trị cao huyết áp, chúng ta nên kết hợp Hòe Hoa với cam thảo, quyết minh tử, sắc lấy nước uống hằng ngày.
Hoa cúc
Hoa cúc có vị ngọt, tính đắng, dùng sáng mắt, thanh nhiệt giải độc cơ thể, trong hoa cúc cũng có 3 glucosid và một số tinh dầu thơm làm giãn các mạch ngoại vi, điều trị bệnh huyết áp cao rất công hiệu. Mỗi ngày dùng 4- 24g hoa cúc có thể xóa bỏ được các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ do chứng huyết áp cao gây ra.
Hoa cúc không chỉ để trang trí
Nên kết hợp hoa cúc, quyết minh, hoa hòe, lá dâu, cam thảo sắc mỗi ngày 1 thang uống 3 lần trong ngày. Kiên trì và đều đặn trong vòng 1 tháng sẽ thấy được tác dụng tuyệt vời đến huyết áp.
Sự kết hợp trong Đông y hiện đại
Đó là sự kết hợp giữa các thảo dược lâu đời với những hoạt chất có trong dược liệu hiện đại, để bào chế ra những sản phẩm Đông y tốt nhất, có khả năng điều trị cao huyết áp hiệu quả. Điển hình như sự kết hợp giữa Địa Long, Hòe Hoa với Nattokinase – một loại enzym hoạt huyết mạnh mới được ứng dụng ở Việt Nam vài năm gần đây.
Sự kết hợp các thảo dược trong Đông y hiện đại
Địa Long (hay còn gọi là giun đất) có chứa nhiều enzym fibrinolytic – tác dụng trực tiếp trong phá tan liên kết của các sợi huyết fibrin. Bên cạnh đó, Địa Long còn giúp làm giãn cơ trơn thành mạch, tăng độ đàn hồi để lòng mạch được thông suốt hơn. Nattokinase lại có nguồn gốc từ món Natto truyền thống của đất nước “mặt trời mọc”. Ngoài tác dụng trực tiếp thủy phân các cục máu đông như Địa Long, Nattokinase còn kích thích cơ thể sản sinh plasmin – là enzym tự thân duy nhất có tác dụng thủy thân sợi huyết fibrin. Với tác động kép của mình, Nattokinase giúp ổn định huyết áp ở mức độ an toàn. Hòe Hoa được thêm vào bởi tác động làm bền thành mạch của mình, ngăn chặn các nguy cơ đứt vỡ thành mạch có thể xảy ra. Sự kết hợp hoàn hảo này đem đến một phương thức điều trị cao huyết áp an toàn và ổn định lâu dài.
Sản phẩm TPCN Hạ Áp Ích Nhân
Công ty Nam Dược đã nghiên cứu và khẳng định hiệu quả của sự kết hợp các thảo dược này, từ đó sản xuất ra TPCN Hạ Áp Ích Nhân giúp hạ và ổn định huyết áp. Sản phẩm dạng viên nang rất tiện lợi và dễ dàng sử dụng, đạt được nhiều sự tin tưởng của người bệnh và các bác sĩ chuyên khoa.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh