Những thực phẩm ngày Tết người huyết áp cao cần hạn chế

29/11/2016

Người huyết áp cao cần hạn chế một số thực phẩm nhất định trong ngày Tết để đảm bảo giữ huyết áp ổn định, tránh tình trạng huyết áp tăng đột ngột gây nguy hiểm. Vậy, bệnh nhân huyết áp cao không nên ăn gì trong ngày Tết?

>> Bệnh cao huyết áp nên ăn gì, tránh gì?

Chất béo

huyet-ap-cao-khong-nen-an-gi-1 (3)

Bệnh nhân huyết áp cao nên hạn chế chất béo và da các loại thịt gia cầm

Trong mâm cỗ ngày Tết, “kẻ thù” thứ nhất của người huyết áp cao là chất béo. Chất béo từ thịt cũng như chất béo có trong da các loại thịt gia cầm cũng như các món chiên xào khác không chỉ làm cho tăng cân mà còn làm tăng hàm lượng cholesterol, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, từ đó dẫn tới tăng huyết áp, các bệnh  khác như bệnh tim và đột quỵ.

Các món ăn nhiều tinh bột, bánh kẹo

Bánh chưng, bánh kẹo ngày Tết cũng có thể làm tăng cân do chứa nhiều đường, năng lượng khiến cho tích tụ mỡ nhiều hơn bình thường. Hơn nữa, đường qua chuyển hóa trong cơ thể lại là nguồn nguyên liệu để cơ thể sản xuất ra chất béo, từ đó tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và huyết áp cao. Do đó, bệnh nhân huyết áp cao cũng nên hạn chế ăn bánh chưng và các loại bánh kẹo khác để ổn định huyết áp.

Các món ăn mặn

Các món ăn chứa nhiều muối cũng là vấn đề cần được người huyết áp cao đặc biệt lưu ý. Khi thừa muối thì lượng dịch trong máu tăng lên gây  tăng huyết áp và lượng muối ứ đọng nhiều trong thành mạch làm thành mạch “cứng hơn” – là yếu tố thuận lợi cho huyết áp cao. Để tránh việc sử dụng đồ ăn chứa nhiều muối, bệnh nhân huyết áp cao buộc phải để ý kiểm tra lượng muối ghi trên bao bì thực phẩm đối có thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế ăn những món sử dụng nhiều muối như dưa hành, món kho, nấu ăn ít muối, nên dùng gia vị khác thay thế vị mặn của muối.

Bên cạnh đó, bệnh nhân huyết áp cao cũng nên hạn chế sử dụng các loại nước mắm, xì dầu, nước tương… Theo Tổ chức WHO, lượng muối sử dụng phù hợp với người trưởng thành mỗi ngày là từ 4 – 6g. Đặc biệt, bệnh nhân huyết áp cao càng nên hạn chế sử dụng muối.

Hạn chế rượu bia, trà đặc, thuốc lá

huyet-ap-caoo-nguoi-gia-2

Bệnh nhân huyết áp cao nên hạn chế rượu bia, thuốc lá, trà đặc

Người huyết áp cao cũng nên đặc biệt kiêng kỵ rượu, bia, thuốc lá, trà đặc… nhất là trong những dịp Tết thì càng nên hạn chế. Trà đặc, nhất là hồng trà chứa nhiều chất kiềm, có thể khiến đại não hưng phấn, mất ngủ, bất an, tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng. Rượu cũng vậy, khi đi vào cơ thể làm tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng và khiến muối calci cholesterol đọng lại ở thành mạch, dẫn đến xơ vữa động mạch. Do đó, đây là những thực phẩm cần tuyệt đối kiêng kị, nhất là trong dịp Tết.

Trong ngày Tết, do sự tác động của nhiều nhân tố bên ngoài mà có thể khiến huyết áp tăng cao. Do đó, bên cạnh hạn chế các thực phẩm này, bạn cũng nên kết hợp sử dụng các thảo dược Đông y trị huyết áp như: Địa Long, Hòe Hoa, Nattokinase, bài thuốc Giáng áp hợp tễ…

benh-huyet-ap-cao-nen-an-gi-3

Một số thảo dược có tác dụng điều trị huyết áp cao hiệu quả

Các thảo dược này giúp điều hòa các tạng Tâm, Can, Thận, nên giúp ngăn ngừa từ gốc nguyên nhân gây bệnh, từ đó giúp duy trì huyết áp ổn định lâu dài, đồng thời phòng ngừa các biến chứng của bệnh.

Tuy nhiên, nếu bạn không muốn lịch kịch trong vấn đề sắc thuốc, bạn có thể sử dụng TPCN Hạ Áp Ích Nhân. Đây là một sản phẩm của Công ty Nam Dược được điều chế từ các thảo dược: Địa Long, Hòe Hoa, Nattokinase, bài thuốc Giáng áp hợp tễ… vừa đảm bảo phát huy tối đa công dụng của các thảo dược, đồng thời tiện  lợi khi sử dụng. Đặc biệt, sản phẩm có thể kết hợp với Tây y để mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 
 

  • Chia sẻ :

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược là sản phẩm được kết hợp bởi các thành phần: tinh chất Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa, Cau đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Hà thủ ô chế, Táo nhân… 

CÔNG DỤNG:

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: 

  • Người bị cao huyết áp, có nguy cơ tai biến
  • Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch
  • Lưu ý: Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Không dùng cho người huyết áp thấp.

CÁCH DÙNG:

  • Người bị cao huyết áp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Người bị di chứng sau tai biến: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên
  • Có thể dùng viên nang Hạ Áp Ích Nhân kèm với các thuốc tân dược điều trị cao huyết áp.

Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng