Suýt chết vì cao huyết áp lão nông rút ra bài học xương máu

07/10/2017

Thấy huyết áp ổn định, ông Võ Duy Đỗ đã tự ý ngưng uống thuốc điều trị cao huyết áp và TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân. Đến ngày thứ 10 thì ông bị tai biến, suýt nữa mất mạng.

Suýt chết vì tai biến cao huyết áp

Gọi điện thoại cho ông Võ Duy Đỗ (63 tuổi, trú tại xóm 5, xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) vào một ngày đầu thu, giọng ông lơ lớ nghe không rõ khiến cho cuộc trò chuyện của tôi với ông trở nên ngắt quãng, lúc được lúc không. Biết giọng mình nghe hơi khó, ông Đỗ cố gắng nói chậm và phát âm rõ nhất có thể. Ông Đỗ kể, tháng 10 năm 2016, ông bị tai biến vì huyết áp cao nên méo mồm. Kể từ đó, ông gặp khó khăn trong nói năng, giao tiếp. Không chỉ bị méo mồm, tai biến do huyết áp cao còn khiến ông bị liệt nửa người bên phải, mọi sinh hoạt ông đều phải dựa vào người vợ của mình.

Sau hơn 2 năm sau bị tai biến do huyết áp cao bàn tay phải của ông Đỗ vẫn không thể duỗi thẳng

Nhớ về lần bị tai biến đó, ông Đỗ vẫn chưa hết bàng hoàng. Ông Đỗ nói, chưa bao giờ ông nghĩ mình sẽ bị tai biến vì cao huyết áp, bởi từ lúc cha sinh mẹ đẻ ông vốn khỏe mạnh cộng với thân hình nhỏ bé chứ chẳng to béo gì mà bị cao huyết áp. Tuy nhiên, bệnh cao huyết áp chẳng chừa ông ra. Sau nhiều lần bị hoa mắt, chóng mặt ông Đỗ cũng mơ hồ nghĩ đến bệnh cao huyết áp. Thế rồi, ông quyết định đi khám, bác sĩ kết luận chắc như đinh đóng cột ông bị cao huyết áp, cần phải uống thuốc điều trị ngay để hạ cũng như phòng tránh các nguy cơ do bệnh cao huyết áp gây ra.

Nghe lời bác sĩ, ông Đỗ mua thuốc theo đơn và uống như hướng dẫn. Để hạ và ổn định huyết áp, theo lời khuyên của 1 người bạn, ông Đỗ còn điều trị kết hợp với TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân giúp hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp, phòng ngừa tai biến. Nhờ phương pháp Đông – Tây y kết hợp, huyết áp của ông trở về mức lý tưởng, ổn định trong một thời gian dài. Cứ nghĩ từ nay bệnh cao huyết áp sẽ lùi vào dĩ vãng nên ông ngưng uống thuốc trị cao huyết áp cũng như TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân. Cho đến một buổi chiều ông và vợ đi cắt cỏ về, thấy trong người có chút khó chịu, ông nói vợ nấu cơm ăn sớm để đi nghỉ cho đỡ mệt. Trong bữa cơm, như thường lệ ông uống đôi chén rượu rồi ngồi xem ti vi. Khoảng 22h tối, khi đứng lên, ông thấy mặt mũi tối sầm, trời đất ngả nghiêng, quay cuồng, ú ớ kêu được một đôi câu rồi lịm đi không biết gì nữa.

Thấy chồng đổ ra giữa nhà, vợ ông hoảng sợ kêu hàng xóm đến trợ giúp. Cả đêm, hết xoa dầu, đánh gió mà người ông vẫn cứng đờ, mồm méo xệch. Đến sáng ngày hôm sau vợ con thuê xe đưa ông đến Bệnh viện Đa khoa 115 (Nghệ An) cấp cứu. Tại bệnh viện, các bác sĩ xác định ông bị tai biến do cao huyết áp. Sau nỗ lực cứu người của các bác sĩ, tính mạng ông qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên, để đảm bảo, các bác sĩ khuyên gia đình nên chuyển ông sang Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Việt Nam – Ba Lan (TP. Vinh, Nghệ An) để được điều trị và chăm sóc tốt hơn. Điều trị ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Ba Lan được ít ngày, các bác sĩ lại tư vấn cho gia đình phương án chuyển ông lên các bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên, vì kinh tế gia đình quá khó khăn nên vợ và các con quyết định để ông điều trị ở quê nhà.

Bài học xương máu

Vợ chồng ông Đỗ sinh được 4 người con, trong đó có 2 trai, 2 gái. Vì nghèo mà các con ông phải ly hương kiếm ăn ở bốn phương. Rồi xa đâu ấm đấy, người thì làm công nhân ở Bình Dương, người thì tha hương tận Bắc Ninh, Hải Dương, chỉ có duy nhất một cô con gái út là lấy chồng ở Nghệ An nhưng cũng khác huyện. Cuộc sống công nhân ăn bữa nay lo bữa mai, cực chẳng đã các con ông phải gửi cháu về cho ông bà chăm sóc. Trong khi đó, ở quê nguồn thu nhập chính của hai vợ chồng ông Đỗ chỉ trông mong vào mấy xào ruộng và ít đất màu, gia đình vốn đã khó khăn nay lại thêm phần túng bấn.

15 ngày nằm trong phòng cấp cứu đã vét cạn kinh tế gia đình ông. Để có tiền chữa trị cho chồng, vợ ông đã phải chạy đi vay mượn khắp nơi. Cuối cùng, trời chẳng phụ lòng người, sau 2 tháng tích cực điều trị, tình trạng sức khỏe của ông Đỗ cải thiện lên trông thấy. Ông Đỗ xin xuất viện, về nhà tự điều trị. Ngoài các bài tập vật lý trị liệu và thuốc do bác sĩ kê đơn ông nói vợ mua TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân để kết hợp điều trị.

Ông Đỗ cho biết, giờ huyết áp của ông tương đối ổn định chứ không phập phù như trước, miệng cũng bớt méo, tiếng nói bắt đầu rõ hơn. “Mừng nhất là tôi đã có thể đi trở lại, đương nhiên là không thể như trước, nhưng so với liệt nửa người thì việc có thể chống gậy đi lại với tôi là cả một kỳ tích”, ông Đỗ nói trong vui vẻ.

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp, ngăn ngừa tai biến

Khi tôi hỏi, bao lâu thì ông đi khám và đo huyết áp một lần? Ông Đỗ cười và bảo đã lâu rồi ông không đi khám bác sĩ vì mỗi lần đi khám thì phải thuê xe ôm, lại phải có người bế lên, bế xuống rất bất tiện. Ông Đỗ cho biết, sau lần bị tai biến, ông tích cóp tiền mua 1 chiếc máy đo huyết áp tại nhà, để có thể thường xuyên tự kiểm tra huyết áp của mình. “Rút kinh nghiệm từ lần trước, bây giờ ngày nào tôi cũng uống thuốc cộng với TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân. Thấy người khỏe ra, tôi mở một quán nước ven đường để có thêm thu nhập. Thế là vui lắm rồi”, ông Đỗ chia sẻ.

Ngoài tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc và TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân, ông Đỗ còn có cho mình một chế độ ăn tương đối khoa học, đó là ăn nhiều rau xanh hạn chế chất béo.

 Thông tin cho bạn đọc:

Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty TNHH Nam Dược

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 

  • Chia sẻ :

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược là sản phẩm được kết hợp bởi các thành phần: tinh chất Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa, Cau đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Hà thủ ô chế, Táo nhân… 

CÔNG DỤNG:

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: 

  • Người bị cao huyết áp, có nguy cơ tai biến
  • Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch
  • Lưu ý: Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Không dùng cho người huyết áp thấp.

CÁCH DÙNG:

  • Người bị cao huyết áp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Người bị di chứng sau tai biến: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên
  • Có thể dùng viên nang Hạ Áp Ích Nhân kèm với các thuốc tân dược điều trị cao huyết áp.

Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng