TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ KHI CHUYỂN LẠNH, NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP CẦN LÀM GÌ?

22/11/2022

Thời tiết trở lạnh là mối nguy cơ hàng đầu gây ra đột quỵ ở người cao huyết áp. Để bảo vệ bản thân trước biến chứng nguy hiểm này, người bệnh cần lưu ý gì?

Tăng nguy cơ đột quỵ khi trời lạnh – Nguyên nhân do đâu?

Đột quỵ là tình trạng một phần của não bị ngừng cấp máu đột ngột do vỡ mạch máu (xuất huyết não) hoặc do cục máu đông/ mảng xơ vữa gây tắc nghẽn hoàn toàn một mạch máu nuôi vùng não đó (nhồi máu não) làm người bệnh bất tỉnh hoặc yếu liệt.

Tại hội nghị Đột quỵ quốc tế năm 2022 với chủ đề “Thách thức và cơ hội” diễn ra ngày 5/11 vừa qua, PGS. TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai đã công bố nghiên cứu đa trung tâm về tình hình đột quỵ tại Việt Nam trong thời gian qua tại 10 Trung tâm đột quỵ trên toàn quốc, từ Đồng bằng Sông Cửu Long, miền Trung và phía Bắc. Đây là nghiên cứu lớn có số lượng bệnh nhân tham gia lớn nhất từ trước đến nay của chuyên ngành đột quỵ với 2.310 người.

Kết quả bước đầu cho thấy, độ tuổi trung bình người dân Việt Nam hiện nay bị đột quỵ khoảng 65 tuổi; độ tuổi dưới 45 chiếm 7,2%. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ nam gặp đột quỵ nhiều hơn nữ, gấp 1,5 lần so với nữ (ở nước ngoài là nữ bị đột quỵ nhiều hơn nam). Về phân loại đột quỵ, ở các nước phát triển, tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não chiếm 85%, chảy máu não khoảng 15%, nhưng tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não là 76% chảy máu não là 24%.

Cũng theo thông tin của PGS.TS Mai Duy Tôn, về các yếu tố nguy cơ của bệnh đột quỵ phần lớn là do tăng huyết áp, tại kết quả nghiên cứu này cho thấy có 78% số người bị đột quỵ là do tăng huyết áp và biến chứng này thường tăng từ 15% đến 20% vào mùa đông. 

Cụ thể, ở Miền Bắc thường gặp các ca nhồi máu não vào tháng 11, 12, 1; Miền Trung hay gặp nhồi máu não vào tháng 10, xuất huyết não thường tháng 12. Tại Miền Nam, giai đoạn tháng 11, 12, và tháng 1 xảy ra đột quỵ não nhiều như phía bắc, trong 3 tháng này số lượng bệnh nhân đột quỵ bao gồm nhồi máu não và xuất huyết não tùy địa phương chiếm từ 30-50 % tổng số bệnh nhân đột quỵ của cả năm.

Đột quỵ xảy ra khi huyết áp tăng, nhất là khi trời lạnh, mạch máu co lại, lực tác động của máu lên thành động mạch cao hơn mức cần thiết. Lâu ngày, mạch máu bị tổn thương, không đàn hồi tốt nữa. Mạch có thể bị vỡ khi cục máu đông dồn ép, gây xuất huyết. Đặc biệt, khi nhiệt độ giảm cũng khiến máu dễ đông lại, dính hơn làm tăng khả năng hình thành cục máu đông gây cản trở lưu thông máu lên não, dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Những điều người tăng huyết áp cần lưu ý để phòng đột quỵ khi trời lạnh

TS Nguyễn Văn Tuyến – Giám đốc trung tâm đột quỵ Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết, để giảm nguy cơ đột quỵ khi trời lạnh, bên cạnh chế độ ăn uống – sinh hoạt – tập luyện lành mạnh, hạn chế rượu, bia, thuốc lá; tránh căng thẳng, stress trong cuộc sống; thì người bệnh cao huyết áp cần GHI NHỚ:

– Nên vận động nhẹ nhàng từ 3 – 5 phút trước khi xuống giường vào buổi sáng; 

– Giữ nhiệt độ trong nhà cân bằng, không để xuống thấp dưới 25 độ và cân bằng với nhiệt độ ngoài trời. 

– Không tắm trễ cũng như không tắm nước lạnh, sử dụng nước ấm khoảng 37 độ C là phù hợp nhất.

– Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng đầu và cổ trong mùa lạnh. Hạn chế ra ngoài khi trời lạnh và thay đổi nhiệt độ đột ngột để tránh hiện tượng co mạch, làm tăng khả năng đột quỵ.

– Uống nước ấm, hạn chế ăn đồ lạnh.

– Đặc biệt quan trọng là người bệnh cần kiểm soát tốt huyết áp thông qua việc sử dụng thuốc đúng – đủ – đều theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp cùng 4 viên Hạ áp Ích Nhân mỗi ngày. 

Hạ áp Ích Nhân – Giải pháp ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả 

Hạ áp Ích Nhân chứa các thành phần hiệu quả cao trong phòng ngừa đột quỵ theo cả 3 cơ chế:

– Ngăn ngừa và phá tan sự hình thành cục máu đông: với Địa long chứa enzyme Fibrinolytic giúp thủy phân mạnh mẽ, làm đứt các sợi Fibrin – tác nhân chính gắn kết các thành phần của máu, hình thành cục máu đông trong lòng mạch => Từ đó giúp phá tan cục máu đông. Đặc biệt, khi kết hợp cùng Nattokinase vừa giúp nhân đôi hiệu quả phá tan cục máu đông, vừa kích thích cơ thể tăng cường sản xuất plasmin, chống hình thành cục máu đông 

– Tăng sức bền thành mạch: chứa hàm lượng rutin cao từ 6 – 30%, hoạt chất rutin (có trong Hòe hoa) của Hạ Áp Ích Nhân có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, làm bền thành mạch, giảm nguy cơ xơ vữa, vỡ mạch. 

– Hạ và ổn định huyết áp chỉ sau 45 ngày: Nghiên cứu lâm sàng được thực hiện tại Viện Y học cổ truyền Trung Ương chỉ ra rằng nhóm người bệnh sử dụng thuốc tây kèm với Hạ áp Ích Nhân có kết quả hạ – ổn định huyết áp rõ rệt và giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh như: đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, hồi hộp…chỉ sau 45 ngày. Hiệu quả hơn rất nhiều so với nhóm chỉ sử dụng thuốc Tây để điều trị.

Ngoài ra, người bệnh tăng huyết áp cần chủ động “lắng nghe” cơ thể mình. Bất cứ khi nào thấy các biểu hiện như: mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, yếu chi, nói khó, đau tức ngực, mất vận động, mất thị lực thoáng qua… đều phải kiểm tra huyết áp và thông báo ngay cho người nhà và bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường để được khám và điều trị kịp thời.

  • Chia sẻ :

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược là sản phẩm được kết hợp bởi các thành phần: tinh chất Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa, Cau đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Hà thủ ô chế, Táo nhân… 

CÔNG DỤNG:

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: 

  • Người bị cao huyết áp, có nguy cơ tai biến
  • Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch
  • Lưu ý: Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Không dùng cho người huyết áp thấp.

CÁCH DÙNG:

  • Người bị cao huyết áp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Người bị di chứng sau tai biến: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên
  • Có thể dùng viên nang Hạ Áp Ích Nhân kèm với các thuốc tân dược điều trị cao huyết áp.

Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng