TIỆC TÙNG DỊP TẾT, ĂN UỐNG NHƯ NÀO ĐỂ KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP, NGỪA ĐỘT QUỴ?

17/01/2023

Tết với những bữa cơm, tiệc tùng sum họp gia đình là một thử thách lớn với người cao huyết áp. Vậy người bệnh cần lưu ý gì để vừa tận hưởng trọn vẹn hương vị Tết vừa giữ ổn định huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ?

Tăng nguy cơ đột quỵ cho người cao huyết áp từ mâm cơm ngày Tết

Tết là thời gian mà các gia đình thường xuyên quây quần, tụ họp ăn uống cùng nhau với thực đơn gồm những món chứa nhiều chất béo, nhiều muối, nhiều đường như: bánh chưng, bánh tét, dưa hành, thịt nấu đông, canh măng, giò thủ…. và các thức uống chứa chất kích thích: bia, rượu, nước ngọt….

Nhiều món ăn ngày Tết có thể “bất lợi” với người cao huyết áp

Với người bình thường, việc ăn uống ngày Tết khiến họ tăng dăm ba cân cũng không bị ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều, nhưng với người cao huyết áp, những món ăn, thức uống đó nếu không được định lượng phù hợp sẽ ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát huyết áp và làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Theo báo cáo của Cục Quản lý khám chữa bệnh, tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 156.000 người đột quỵ do tăng huyết áp. Trong đó, tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp nhập viện do đột quỵ trong và sau Tết tăng khoảng 15-30% so với bình thường.

Chính vì vậy, bên cạnh chế độ luyện tập và dùng thuốc, chuyên gia về Đột quỵ cũng chỉ ra 5 lưu ý đơn giản trong chế độ ăn uống cho người cao huyết áp để ngày Tết thực sự là những ngày vui.

5 lời khuyên từ chuyên gia để người cao huyết áp “ăn” Tết an toàn

Những thực phẩm người cao huyết áp nên ăn – nên hạn chế

Hạn chế muối trong các món ăn chế biến sẵn – Chủ động giảm muối khi chế biến và trong quá trình dùng bữa.

Một số món ăn ngày Tết như: giò chả, thịt nguội, dưa cà muối chua,… chứa hàm lượng muối rất cao. Việc ăn quá nhiều sẽ hoàn toàn không có lợi cho tim, thận, làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch khác.

Vì vậy, người bệnh nên điều chỉnh giảm muối bằng cách nêm nếm thức ăn bằng hạt tiêu, các loại thảo mộc và gia vị khác thay vì muối; hạn chế các món ướp muối trước khi chế biến; Hạn chế sử dụng nước mắm, muối, bột nêm khi chế biến thức ăn, khoảng 1⁄5 thìa cà phê muối/bữa ăn; Hạn chế hoặc không chấm các loại gia vị như nước mắm, nước tương, muối trong bữa ăn. Với thức ăn chế biến sẵn như thịt nguội, giò chả, … không nên ăn quá 100gr/ngày.

Hạn chế đường và đồ ngọt – Thay thế bằng các loại hạt hoặc hoa quả tươi:

Hạn chế đường và đồ ngọt cũng là một lưu ý đặc biệt quan trọng trong chế độ ăn uống cho người cao huyết áp. Thay vì tiếp khách bằng bánh, kẹo, mứt, người cao huyết áp có thể chuyển sang các loại hạt sấy không qua tẩm ướp để vừa tránh món ngọt, vừa thu nạp được lượng chất béo thực vật lành mạnh như hạt dẻ cười, hạt điều sấy, hạnh nhân, hạt bí,…hoặc các loại quả theo mùa như: dưa hấu, quýt, cam, mãng cầu, bưởi, thanh long… bổ sung thêm chất xơ và nhiều loại vi chất cần thiết.

Các loại hạt không tẩm ướp tốt cho người cao huyết áp 

Hạn chế các món giàu năng lượng – Tăng cường rau xanh:

Bánh chưng, bánh tét, các món chiên xào, thịt đông, giò xào… là những món giàu năng lượng, nhiều tinh bột, giàu chất béo bão hòa có thể làm tăng cân, gia tăng cholesterol trong máu gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch.

Chính vì vậy, chuyên gia khuyến cáo, người cao huyết áp chỉ nên ăn 100g/ngày vào bữa ăn sáng hoặc trưa và bỏ bớt phần nhân bánh có nhiều thịt mỡ. Với các món chiên xào, người bệnh không nên dùng quá 4 muỗng cà phê dầu ăn/ngày.

Trước khi ăn món chính, người bệnh tăng huyết áp nên ăn rau xanh trước để tăng cường chất xơ, tốt cho tiêu hóa và giảm nhu cầu các món ăn giàu năng lượng khác. Đặc biệt, rau diếp cá, rau xà lách, rau cải xoăn, cải bó xôi… đều là những loại rau rất giàu kali đặc biệt tốt cho người cao huyết áp vì giúp trung hòa natri trong cơ thể, từ đó, giảm huyết áp hiệu quả. 

Hạn chế rượu bia – Thay thế bằng các loại trà giúp giảm huyết áp:

Việc uống quá nhiều rượu bia trực tiếp gây tăng huyết áp và ảnh hưởng tiêu cực đến thận, gan và toàn bộ cơ thể; làm tăng nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, người bệnh cao huyết áp mỗi ngày không nên uống quá 50ml rượu mạnh, hoặc 125ml rượu vang, hoặc 300ml bia.

Lý tưởng nhất là người cao huyết áp có thể thay thế toàn bộ rượu bia bằng những chén trà như: trà xanh, Huyền Sâm, Hạ khô thảo, Hà thủ ô hay trà Hoa Hòe vừa thanh nhiệt vừa hỗ trợ kiểm soát huyết áp hiệu quả

Áp dụng Đông Tây y kết hợp để tăng hiệu quả hạ huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ:

Theo GS. TS Nguyễn Văn Thông – Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam: “Tăng huyết áp là bệnh mạn tính phải điều chỉnh lối sống và sử dụng thuốc huyết áp lâu dài theo chỉ định của bác sĩ. Để tăng hiệu quả ổn định huyết áp đồng thời giảm những tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh nên kết hợp Tây y và Hạ áp Ích Nhân trong quá trình điều trị.”

Y học cổ truyền Việt Nam có rất nhiều phương thuốc hay hỗ trợ điều trị chứng tăng huyết áp như:

– Địa long: ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ.

– Nattokinase: là Enzym giúp nâng cao hiệu quả tiêu hủy huyết khối và ngăn ngừa cục máu đông tái hình thành.

– Hòe hoa chứa hàm lượng Rutin cao từ 6 – 30% với tác dụng tăng độ bền của thành mạch máu, hạn chế nguy cơ vỡ, đứt mạch máu.

– Bài Giáng áp hợp tễ: Giúp huyết áp hạ và ổn định lâu dài. Đồng thời, bài thuốc còn có tác dụng an thần, nâng cao thể trạng, giúp giảm đau đầu, chóng mặt, ngủ ngon, tinh thần thư thái.

“Sự kết hợp của Địa long, Hòe hoa, Nattokinase và các vị thuốc khác trong bài “Giáng áp hợp tễ” … trong Hạ áp Ích Nhân sẽ hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, đánh tan cục máu đông, hỗ trợ giảm huyết áp cao và hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, để người bệnh tăng huyết áp có thể yên tâm đón Tết Quý Mão” – GS. TS Nguyễn Văn Thông nhấn mạnh

—– 

Chia sẻ từ người bệnh khi kết hợp Hạ áp Ích Nhân trong quá trình điều trị:

Bác Lê Văn Tươi – Thanh Xuân, Hà Nội: “Sau khi được bác sĩ tư vấn và người thân giới thiệu sản phẩm Hạ áp Ích Nhân, tôi đã dùng thử và thấy huyết áp được ổn định hơn, rất hiệu quả. Huyết áp của tôi chỉ dao động trong mức an toàn từ 117 – 135 mmHg. hạ áp Ích Nhân giúp tôi ngủ sâu và ngon giấc hơn, ăn ngon miệng và người đã khỏe khoắn trở lại. Cảm ơn bác sĩ, cảm ơn chương trình đã giúp tôi tìm được phương pháp ổn định huyết áp hiệu quả”

  • Chia sẻ :

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược là sản phẩm được kết hợp bởi các thành phần: tinh chất Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa, Cau đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Hà thủ ô chế, Táo nhân… 

CÔNG DỤNG:

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: 

  • Người bị cao huyết áp, có nguy cơ tai biến
  • Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch
  • Lưu ý: Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Không dùng cho người huyết áp thấp.

CÁCH DÙNG:

  • Người bị cao huyết áp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Người bị di chứng sau tai biến: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên
  • Có thể dùng viên nang Hạ Áp Ích Nhân kèm với các thuốc tân dược điều trị cao huyết áp.

Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng