Cao huyết áp vẫn được biết đến là căn bệnh của người trung niên và cao tuổi. Thế nhưng những thống kê gần đây cho thấy, độ tuổi mắc bệnh về huyết áp ngày càng trẻ hóa. Đừng ai nghĩ rằng trẻ tuổi thì không cần lo đến cao huyết áp.
>> Bệnh cao huyết áp nên ăn gì, tránh gì?
Huyết áp cao nhất là bao nhiêu?
Tăng huyết áp, còn được gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà trong đó các mạch máu liên tục tăng áp lực. Tăng huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó hiếm khi gây ra các triệu chứng khiến nhiều người không hề biết là mình đang mắc phải. Không có một con số chính xác để nói rằng huyết áp cao nhất là bao nhiêu. Tùy vào từng độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe mà mỗi người có một chỉ số huyết áp khác nhau.
Bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi
Bởi vì mỗi người có một thể trạng khác nhau, nên đây chỉ là những con số trung bình để chẩn đoán xem liệu bạn có đang bị cao huyết áp hay không? Nhiều người vẫn còn mặc định, cao huyết áp chỉ xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi mà không biết rằng, ngay từ khi còn trẻ bạn cũng hoàn toàn có thể phải đối diện với căn bệnh nguy hiểm bậc nhất này!
Ai cũng có thể bị cao huyết áp
Theo báo cáo của Hội Tim mạch Việt Nam, tăng huyết áp đang ngày càng trở thành một vấn đề lớn đối với y tế cộng đồng. Số liệu mới nhất từ chương trình phòng chống tăng huyết áp quốc gia cho thấy, tỷ lệ các ca mắc bệnh trên 25 tuổi chiếm 47,3%, con số này tương đương xấp xỉ 20,8 triệu bệnh nhân. Khả năng mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới với tỷ lệ tương ứng là 56,4% và 42,6%.
Càng ngày càng nhiều người trẻ tuổi bị cao huyết áp
Cũng theo số liệu từ báo cáo trên, trong số 20,8 triệu bệnh nhân tăng huyết áp tại Việt Nam, chỉ có 17,7% (tương đương với 3,7 triệu người) kiểm soát được huyết áp của mình (duy trì được huyết áp ở mức <140/90 mmHg). Điều đó cho thấy 17,1 triệu bệnh nhân còn lại (chiếm hơn 82%) chưa được kiểm soát huyết áp đầy đủ (trong đó có khoảng 8,1 triệu người không biết mình có bệnh, 0,9 triệu người biết mình có bệnh nhưng không điều trị và 8,1 triệu người điều trị nhưng huyết áp không được kiểm soát đầy đủ).
Vì sao người trẻ bị cao huyết áp ngày càng nhiều?
Chúng ta đang sống trong một môi trường thay đổi nhanh chóng. Khắp nơi trên thế giới, có rất nhiều tác nhân mạnh mẽ đang ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người như lão hóa dân số, các vấn đề từ việc đô thị hóa ồ ạt và lối sống không lành mạnh. Riêng đối với bệnh cao huyết áp ở người trẻ tuổi, có thể kể đến như:
Ưa chuộng thức ăn nhanh là một trong những thói quen gây ra cao huyết áp
– Kinh tế phát triển, mức sống tăng cao, chế độ ăn uống phong phú hơn, chất béo chứa cholesterol được đưa vào cơ thể tăng đột biến, đồng thời giới trẻ do thói quen ăn uống không kiểm soát làm gia tăng rối loạn chuyển hóa lipid dẫn đến xơ mỡ động mạch và bệnh huyết áp cao ở người trẻ tuổi tăng lên.
– Công tác tuyên truyền và giáo dục về bệnh còn sơ sài, chưa đến được với giới trẻ có lối sống phóng khoáng, ít suy nghĩ về vấn đề sức khỏe.
– Áp lực công việc và cuộc sống quá lớn khiến người trẻ thường xuyên phải đối diện với stress, mệt mỏi, lao lực…
Làm gì để kiểm soát bệnh cao huyết áp?
Cao huyết áp là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì hoàn toàn có thể kiểm soát được, người bệnh cũng không cần quá bận tâm lo lắng đến vấn đề tai biến hay tổn thương cho cao huyết áp gây ra. Tuy nhiên, để làm được điều đó đòi hỏi người bệnh phải thật kiên nhẫn, kiên trì theo đuổi những thay đổi tích cực. Một trong số đó là tập thói quen sử dụng các sản phẩm Đông y mỗi ngày.
Các thảo dược điển hình trong điều trị cao huyết áp
Đông y với thành phần các thảo dược (như Địa Long, Nattokinase, Hòe Hoa hay bài thuốc Giáng áp hợp tễ) rất an toàn, lành tính và thân thiện với sức khỏe người dùng. Chúng tác động một cách từ từ và thay đổi cơ chế gây bệnh từ sâu các tạng Tâm, Can, Thận. Bên cạnh tác dụng thủy phân các cục máu đông, lưu thông dòng chảy của máu một cách từ từ, sản phẩm Đông y còn làm giãn cơ trơn thành mạch, tăng độ đàn hồi cũng như độ bền của mạch máu. Sử dụng lâu dài sẽ giúp duy trì, ổn định huyết áp ở mức độ an toàn – điều mà thuốc Tây còn hạn chế, đồng thời phòng ngừa các tai biến có thể đột ngột xảy ra.
Việc điều trị cao huyết áp bằng Đông y đòi hỏi người bệnh phải thật sự kiên trì. Điển hình như với TPCN Hạ Áp Ích Nhân, người bệnh được khuyên nên sử dụng mỗi ngày, chia làm 3, 4 đợt trong năm để duy trì huyết áp ở mức ổn định nhất, tiến tới không còn phụ thuộc vào thuốc Tây.