TRẺ TUỔI VẪN CÓ THỂ BỊ ĐỘT QUỴ, ĐỪNG CHỦ QUAN!

20/03/2018

Trước đây, đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não thường gặp ở độ tuổi từ 60-70 thì nay có ca mới 12-13 tuổi đã bị đột quỵ, còn 20-40 tuổi bị đột quỵ đã là chuyện thường ngày ở bệnh viện. Đặc biệt ở độ tuổi này, người bệnh thường chủ quan bỏ qua các dấu hiệu nguy hiểm, thiếu chủ động phòng ngừa dẫn đến đột quỵ não ở người trẻ tuổi càng dễ xảy ra và để lại những di chứng nặng nề như liệt nửa người, méo miệng, sa sút trí tuệ, … và nặng hơn là tử vong!

Báo động đột quỵ não ở người trẻ tuổi!

Mùng 7 tết năm nay, tin tức diễn viên hài Lê Nam nhập viện trong trường hợp nguy kịch gây xôn xao dư luận. Điều đáng nói ở đây là Lê Nam còn khá trẻ, mới 33 tuổi – một độ tuổi mà không ai nghĩ tới là có thể bị đột quỵ.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên nhập viện vì đột quỵ ở lứa tuổi trẻ như vậy. Không may mắn như Lê Nam qua cơn nguy kịch sau hai ngày điều trị tích cực, ca sĩ Trần Nguyên cũng nhập viện vì đột quỵ và đã qua đời ở độ tuổi 34. Những trường hợp này đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh rằng đột quỵ giờ đây không chừa người trẻ tuổi.

Đột quỵ não gia tăng ở người trẻ tuổi do tác động của cuộc sống hiện đại

Các triệu chứng bộc lộ ra bên ngoài thường bất ngờ nhưng theo các chuyên gia, đột quỵ là kết quả của các yếu tố diễn tiến âm thầm, kéo dài trước đó mà bệnh nhân, đặc biệt là người trẻ thường chủ quan, không ngờ tới

Theo giáo sư Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Phòng chống đột quỵ Miền Bắc, Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh Viện nghiên cứu Y Dược Lâm Sàng Bệnh viện 108, đột quỵ thường xảy ra bất ngờ khiến bệnh nhân có thể bị ngã trong nhà tắm, ngoài đường, lúc làm việc, dự tiệc, thậm chí đang chơi thể thao… Bệnh xảy ra ở bất cứ ai – người già, người trẻ, thành thị đến nông thôn, doanh nhân, nhân viên văn phòng hay nông dân…

Tại sao đột quỵ não càng ngày càng gia tăng ở người trẻ tuổi?

Qua khảo sát thực tế và đánh giá của nhiều chuyên gia y tế, tỷ lệ đột quỵ ở những người trẻ và trung niên đang gia tăng mạnh mẽ và chiếm khoảng một phần ba tổng số các trường hợp đột quỵ. Những người tuổi từ 20 đến 64 chiếm khoảng 31% tổng số trường hợp đột quỵ so với chỉ 25% vào trước những năm 1990. Trên 83.000 người ở độ tuổi 20 và trẻ hơn bị đột quỵ hàng năm chiếm khoảng 0,5% tổng số trường hợp đột quỵ trên toàn cầu. Trong đó, 80% nguyên nhân đột quỵ là do huyết áp cao.

80% người mắc đột quỵ có tăng huyết áp

Khi huyết áp tăng cao, các mạch máu luôn phải chịu áp lực lớn nên dễ bị rạn nứt, tổn thương. Tổn thương mạch máu trong tăng huyết áp là tổn thương mạn tính, làm cho mạch máu dễ bị xơ cứng và hẹp dần lại, mặt khác tổn thương này làm xuất hiện nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch.

Cục máu đông di chuyển trong lòng mạch dễ tắc ở các mạch máu nhỏ như não gây nhồi máu não, tim gây nhồi máu cơ tim. Ở những người bị huyết áp cao dao động thất thường, áp lực máu tăng đột ngột làm mạch máu phồng lên và dễ bị vỡ gây nên xuất huyết não.

Chia sẻ về phương pháp phòng ngừa hiệu quả, Giáo sư, bác sĩ Phạm Gia Khải cho biết: “Các nghiên cứu cho thấy, việc ngăn ngừa hình thành và phá tan cục máu đông chính là biện pháp hàng đầu để phòng ngừa tai biến mạch máu não”.

Làm cách nào để phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ tuổi hiệu quả?

Để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả, các chuyên gia khuyên người trẻ nên có kế hoạch làm việc hợp lý, tránh mất ngủ, căng thẳng, stress; nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý (hạn chế chất béo, ngọt, muối; ăn nhiều rau, củ, trái cây), vận động thường xuyên (đi bộ, chạy bộ, đạp xe… 30 – 60 phút mỗi ngày và 4-5 lần một tuần); đồng thời hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá…để bảo vệ và nâng cao sức khỏe hô hấp, tim mạch và sức khỏe toàn thân để hạn chế tối đa nguy cơ đột quỵ xảy ra. Bên cạnh đó, cần chu ý là ổn định và duy trì được huyết áp luôn ở chỉ số an toàn.

Tuy nhiên, việc này không đơn giản, cần người bệnh phải kiên trì và quyết tâm thay đổi, từ chế độ dinh dưỡng, lối sống, vận động và đặc biệt là tìm được sản phẩm hỗ trợ điều trị thích hợp. Các loại thuốc Tây hiện nay hầu như mới chỉ đáp ứng được yêu cầu hạ huyết áp một cách nhanh chóng chứ chưa ổn định được chỉ số này.

Ngược lại, Đông y hiệu quả chậm hơn nhưng lại rất an toàn, duy trì được trong thời gian dài. Các thành phần nổi bật nhất cần kể đến là Địa Long, Nattokinase và Hòe Hoa hay các thảo dược quý trong bài thuốc Giáng áp hợp tễ.

Sự kết hợp của các loại thảo dược này không những phá tan các cục máu đông mà còn ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông mới, hỗ trợ giãn cơ trơn thành mạch, thông suốt mạch máu, làm bền mạch, hạn chế nguy cơ đứt vỡ, hạ huyết áp và mỡ máu. Điều tuyệt vời của Đông y là giúp cho huyết áp ổn định lâu dài thay vì khiến cơ thể phụ thuộc vào thuốc, từ đó giảm nguy cơ tai biến mạch máu não rõ rệt.

Xu hướng sử dụng đông y để điều trị tăng huyết áp và phong ngừa tai biến

Hiện nay, trên thị trường đã có sản phẩm Hạ Áp Ích Nhân , là sản phẩm đầu tiên kết hợp các thảo dược quý Địa Long, Hòe Hoa, Nattokinase và Bài thuốc cổ phương Giáng áp hợp tễ, vừa có công dụng hạ và ổn định huyết áp, vừa phòng tai biến. Đây là các thảo dược quý được nhiều công trình trong nước và thế giới chứng minh công dụng hạ và ổn định huyết áp hiệu quả. Đặc biệt, sự kết hợp của các thảo dược này, làm tăng gấp 2 lần hiệu quả phòng tai biến, giúp nâng cao chất lượng cuốc sống cho người bệnh.

Vì thế, trong 10 năm qua, Hạ Áp Ích Nhân đã được hàng triệu người Việt tin tưởng lựa chọn để hạ và ổn định huyết áp, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh như đột quỵ, suy tim, suy thận,

—————

 Thông tin cho bạn đọc:

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 

  • Chia sẻ :

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược là sản phẩm được kết hợp bởi các thành phần: tinh chất Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa, Cau đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Hà thủ ô chế, Táo nhân… 

CÔNG DỤNG:

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: 

  • Người bị cao huyết áp, có nguy cơ tai biến
  • Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch
  • Lưu ý: Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Không dùng cho người huyết áp thấp.

CÁCH DÙNG:

  • Người bị cao huyết áp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Người bị di chứng sau tai biến: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên
  • Có thể dùng viên nang Hạ Áp Ích Nhân kèm với các thuốc tân dược điều trị cao huyết áp.

Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng