Triệu chứng tăng huyết áp

10/01/2018

Tăng huyết áp thường không có triệu chứng đặc hiệu, nhất là trong giai đoạn đầu người bệnh hầu như không có biểu hiện triệu chứng nào, vì vậy chỉ dựa vào triệu chứng bệnh không thể chẩn đoán được tăng huyết áp. Có một quan điểm sai lầm phổ biến cho rằng người bị tăng huyết áp sẽ luôn xuất hiện các triệu chứng, nhưng thực tế hầu hết người bị tăng huyết áp không có triệu chứng, một số trường hợp có thể xuất hiện một vài triệu chứng sau:

– Đau đầu: có thể đau vùng đỉnh đầu, 2 bên thái dương, có lúc đau lúc không. Trường hợp bị cơn tăng huyết áp ác tính (huyết áp đột ngột tăng quá cao) thì đau đầu dữ dội như muốn vỡ ra.

– Chóng mặt ù tai: Bệnh nhân thỉnh thoảng có chóng mặt, người choáng váng, mất thăng bằng. Có thể kèm theo ù tai hoa mắt.

– Mất ngủ: Tăng huyết áp làm cho bệnh nhân khó ngủ, ngủ không sâu giấc có thể hay mê sảng, nhiều trường hợp mất ngủ thường xuyên, không ngủ được.

– Suy giảm trí nhớ: Tăng huyết áp làm cản trở lưu thông máu lên nuôi dưỡng cho não bộ vì vậy lâu ngày làm suy giảm trí nhớ biểu hiện là bệnh nhân hay quên.

– Các triệu chứng cận lâm sàng: Thường là giai đoạn sau (huyết áp tăng cao thường xuyên không được điều trị) giai đoạn này đã có các biến chứng

9

Người tăng huyết áp hay bị đau đầu

Chụp Xquang, siêu âm tim, điện tâm đồ có biểu hiện dày thất trái hoặc suy tim

Soi đáy mắt: hẹp động mạch võng mạc mắt có thể xuất huyết đáy mắt hoặc phù gai thị

Suy thận: Xét nghiệm máu thấy creatinin máu cao; Xét nghiệm nước tiểu có protein niệu

Trường hợp tăng huyết áp gây nhồi máu cơ tim hay nhồi máu não thì chụp cắt lớp có hình ảnh ổ nhồi máu ở tim, não.

Các triệu chứng trong bệnh tăng huyết áp là không đặc hiệu thường nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác, vì vậy Tăng huyết áp còn được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” hầu hết người bệnh không biết mình bị tăng huyết áp, chỉ được biết khi vô tình đi kiểm tra sức khỏe có đo huyết áp hoặc nhập viện vì các biến chứng của bệnh tăng huyết áp. Để chẩn đoán bệnh được từ sớm, giúp điều trị kịp thời, nhằm giảm thiểu nguy cơ các biến chứng, thì người bệnh thường xuyên phải đo huyết áp, phải theo dõi chỉ số huyết áp của mình.

GS.TS Phạm Gia Khải – Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam

—————

 Thông tin cho bạn đọc:

Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty TNHH Nam Dược

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 

  • Chia sẻ :

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân của Công ty Nam Dược là sản phẩm được kết hợp bởi các thành phần: tinh chất Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa, Cau đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Hà thủ ô chế, Táo nhân… 

CÔNG DỤNG:

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: 

  • Người bị cao huyết áp, có nguy cơ tai biến
  • Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch
  • Lưu ý: Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Không dùng cho người huyết áp thấp.

CÁCH DÙNG:

  • Người bị cao huyết áp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Người bị di chứng sau tai biến: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên
  • Có thể dùng viên nang Hạ Áp Ích Nhân kèm với các thuốc tân dược điều trị cao huyết áp.

Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng